Cây Dương Xuân Sa (Xuân Sa) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

176
Dương Xuân Sa
Dương Xuân Sa
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Dương Xuân Sa trang 400-401 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Xuân Sa, Sa Nhân, Mé Tré Bà. 

Tên khoa học Amomum villosum Lour (Amomum echinosphoera Schum).

Thuộc họ Gừng Zingiberaceae.

Dương Xuân Sa (Fructus Amomi villosi) là quả chưa chín phơi hay sấy khô của cây Dương Xuân Sa (Amomum villosum). Nếu còn cả vỏ thì gọi là xác sơ, loại bỏ vỏ là sa nhân.

Mô tả cây

Dương Xuân Sa là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, cao tới 1,5m, thân rễ phình to và mọc ngang. Lá hình mác rộng, dài 14-40cm, rộng 2-8cm, đầu nhọn, phía gốc tròn, gần như không cuống, hai mặt nhẫn. Cụm hoa nhiều, nhưng mọc thưa từ gốc thân lên, cần mang hoa gầy, lúc đầu nằm ngang, sau mọc thẳng đứng, dài 6-8cm, có những bẹ mọc như lợp ngói. Hoa màu trắng vàng nhạt, tràng hình ống, thùy hình trứng, dài 13mm. Quả hình trứng, trên có ẩm những gai nhỏ, quả dài 2cm, rộng 12-15mm. Hạt có đường kính 3mm

Dương Xuân Sa
Dương Xuân Sa

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này phổ biến ở miền Bắc và các tỉnh miền Trung nước ta, thường được khai thác với tên sa nhân. Thường mọc hoang ở những miền rừng núi thấp, có khi được trống. Tại Trung Quốc cũ mọc ở Quảng Đông, Quảng Tây và Văn Nam

Cách thu hái và chế biến cũng như thu hái chế bị sa nhân giới thiệu ở sau.

Thành phần hóa học

Năm 1958, hệ được Viện y học Bắc Kinh nghiên cứu thấy sa nhân Amomum Villosum có chứa 0,69% saponin

Công dụng và liều dùng

Như Sa Nhân

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!