Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Dâu Rượu trang 906-908 tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là Dâu Tiên (Quảng Bình-Vĩnh Linh), Giang Mai, Thanh Mai (Trung Quốc), Ko Mak Ngam, Kom Gam (Lào).
Tên khoa học Myrica rubra Sieb. et Zucc.
Thuộc họ Dâu rượu Myricaceae.
Tên thanh mai thường chỉ thấy ghi trong một số sách thực vật, có lẽ dựa theo tên Trung Quốc của cây. Trên thực tế điều tra trong nước, chúng tôi hầu như chưa thấy nơi nào nhân dân gọi cây này là cây thanh mai, mà thường chỉ gọi là cây dâu, cây dâu rượu hay cây dâu tiên. Cho nên chúng tôi chọn tên này là chính. Tên họ do đó cũng đổi lại là họ Dâu rượu.
Mô tả cây
Cây nhỏ cao 0,4-0,5m nhưng cũng có thể cao mùa quả 11-1 (Hình 686). tới 10m. Thường xuyên tại những đổi núi chỉ thấy cao 40-50cm. Cành nhỏ thường có phủ lông tơ. Lá xanh tươi quanh năm, khi còn non hay ở những cành non thì có phiến lá to, hơi mềm, nhưng trên những cành già phiến lá nhỏ hơn và dai cứng. Phiến lá to dài 5-12cm, rộng 2-3cm, phiến lá nhỏ chỉ dài 2-3cm, rộng 8-10cm. Mép phiến lá non có răng cưa rõ, phiến lá già răng của không rõ. Cuống không rõ hoặc rất ngắn, dài 2-10mm. Hoa khác gốc: Hoa đực gầy, thưa hoa, hoa cái mọc thành hình đuôi sốc dài 1- 5cm. Quả đường kính 5mm đến làm khi xanh có màu xanh, khi chín màu đỏ tím, trên mặt rất nhiều gợn thoạt trông giống như quả kép của quả dâu tằm (có lẽ vì vậy mà nhân dân gọi là quả dâu). Hạch dày nước và cứng, mọng nước, màu tím đỏ rất đẹp. Mùa hoa: tháng 10 – 11
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang tại nhiều tỉnh ở miền Bắc nước ta, nhiều nhất tại một số tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Vĩnh Linh, vùng Langbiang. Nhưng thường chỉ thấy ở Quảng Bình nhân dân khai thác dùng trong nước và xuất khẩu.
Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Malaisia, miền nam Trung Quốc, Nhật Bản.
Vào mùa quả chín (tháng 12-3) ở Quảng Bình nhân dân thu hái về (đặt nón vào phía dưới cây. tuốt quả cho rụng vào nón) phơi khô, sau đó đem đổ cho chín rồi phơi khô lại. Đồ như vậy để được lâu không bị mọt
Thành phần hóa học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ nghiên cứu thấy trong quả xanh có axit hữu cơ, tanin, vitamin C, trong quả chín có đường, sắc tố anthoxyan.
Vỏ cây chứa myrixetin C15H10O8, myrixitrin C21H20O12, (Lưu Mê Đạt Phu và cộng sự-Hòa hắn dược dụng thực vật 1959, 353) và 11% tanin (Trung được chỉ 1961, 1295, 1055)
Quả chứa 7-10% đường, 0,5-1% axit hữu cơ và rất ít myrixetin (Lưu Mê Đạt Phu-như trên)
Lá chứa 0,02-0,03% tinh dầu, 12,9% tanin
Công dụng và liều dùng
Dấu rượu được thấy ghi dùng làm thuốc đầu tiên trong “Khai Tống bản thảo” sau đến “Bản thảo cương mục” với tên giang mai.
Trong tài liệu có ghi giang mai có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng lý khí, tán ứ, thanh thấp nhiệt.
Toàn năm có thể thu lấy vỏ rễ hay vỏ thân, dùng tươi hay khô. Vào mùa hạ thu lấy quả phơi khô. Chữa đau bụng, lỵ. Ngày dùng 8-12g vỏ khổ sắc với nước uống trong ngày. Còn dùng chữa lở ngứa: Dùng vỏ thân hay vỏ rễ sắc nước rửa nơi lở ngứa.
Trong nước ta cho đến nay thấy ít được dùng làm thuốc. Thường đến mùa quả chín, trẻ con hái ăn hoặc bán để chế rượu uống: Quả chín hái về rửa sạch, cho thêm ít đường, thêm ít men rượu vào để trong vài ngày men rượu chuyển đường trong quả và đường thêm vào thành rượu, rượu này hòa tan các chất trong quả trong đó có các sắc tố anthoxyan làm cho rượu có màu tím đỏ đẹp, vị hơi chua và ngọt trông như rượu vang. Có khi người ta mua quả về cho thêm rượu vào ngâm. Cũng có khi chế thành mứt.
Trước cách mạng Tháng Tám, Quảng Bình khai thác quả chín phơi khô rồi xuất sang Trung Quốc hoặc đưa vào Sài Gòn-Chợ Lớn, tại đây người ta chế thành mứt hay thành rượu gọi là rượu Giang mai. Ngay tại Quảng Bình người ta chế thành rượu với tên rượu dầu dùng tại chỗ hay xuất khẩu.
Tại Trung Quốc người ta dùng quả chữa ho, chữa đau dạ dày. Còn dùng chữa ỉa chảy, lỵ.
Hạt được dùng chữa mồ hôi chân nhiều quá, vỏ thân và vỏ rễ dùng dưới dạng sắc để chữa vết loét ngoài da, hoặc ngộ độc do thạch tín.
Tại Ấn Độ, Nhật Bản người ta dùng những cây to để làm nguyên liệu tanin, nhuộm màu vàng, duốc cá.
Xem vậy chúng ta chưa chú ý tận dụng các bộ phận của cây này. Như trên đã nói chỉ mới thấy ở Quảng Bình người ta thu mua một số rất ít quả chín để dùng trong nước và xuất khẩu.
Cần chú ý sử dụng tốt hơn một tài nguyên rất sẵn ở nước ta, đặc biệt ở Quảng Bình và Vĩnh Linh.
Chú thích về tên khoa học:
Theo những tài liệu cũ thì tên khoa học của cây này là Mirica sapida Wall, nhưng đối chiếu với những cây chúng tôi thu được mẫu vật ở Quảng Bình thì thấy nhiều phần thuộc loài Myrica rubra hơn. Cần chú ý kiểm tra lại.