Cây Đài Hái (Dây Hái) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

210
Đài Hái
Đài Hái
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Đài Hái trang 53 – 54, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là du qua, dày mỡ lợn, dây hái, then hái, mướp rừng, dây sén, mak khing (Lào), Kigarasu-uri (Nhật).

Tên khoa học Hodgsonia macrocarpa (Blume) Cogn (Trichosanthes macrocarpa Blume).

Thuộc họ Bí Cucurbitaceae.

Mô tả cây

Đài hái là một loại dây leo, mọc khỏe, thân nhẫn, có thể dài hơn 30m, Lá hình tim, phiến chia 3 hay 5 thùy, và rộng chừng 15-25cm, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu nhạt hơn, dai, cứng nhẫn; thùy thuôn dài đầu nhọn. Khi còn non lá có thể dài không chia thùy hay chỉ có 2 thùy. Tua cuốn to khỏe và quán xoắn. Hoa đực mọc thành chùm với dạng ngù. Hoa cái đơn độc, ở kẽ lá. Quả hình cầu, to bằng đầu người, đường kính có thể đạt tới 20cm, trên có chừng 10-12 khía trông không rõ, cùi trắng. Hạt từ 6 đến 12, rất to, dài tới 8cm, rộng tới 5cm, hình trứng, dẹt, có lá mầm rất phát triển, một mặt phẳng một mặt khum.

Quả và hạt đài hái
Quả và hạt đài hái

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây đài hái là một cây rất đẹp. Hiện nay mọc hoang leo lên trên các cây to khác trong rừng, phía trên chia thành nhiều cành mọc xen kẽ nhau và phủ trên cây tựa những lá màu xanh thẫm, trông rất đặc biệt. Việc thí nghiệm trồng ở đồng bằng chưa phát triển được. Có khi trồng cho quả, có khi chậm ra quả hay không thấy ra quả. Chưa rõ nguyên nhân. Người ta nói có cây đực, cây cái. Cần theo dõi kiểm tra xác định lại.

Cây đài hái
Cây đài hái

Thường được thu hoạch tại các tỉnh Hà Tuyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Thái, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và các tỉnh miền núi nói chung.

Có mọc cả ở một số tỉnh miền nam Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, MaLaysia, Nhật Bản.

Do hạt nhẹ, nổi trên mặt nước, cho nên vào mùa mưa hạt cây trôi theo dòng suối và sông ngòi ra tận ngoài bờ biển.

Mùa thu hải quả vào các tháng 11-12 đến tháng 1-2 năm sau.

Thành phần hóa học

Hạt chứa rất nhiều đầu, tỷ lệ có thể đạt tới 60-65%. Dầu hơi đặc, màu vàng nhạt, không mùi, không vị, gần giống mỡ lợn, do đó có nơi còn gọi cây này là cây mỡ lợn. Để láng, dầu sẽ tách thành hai lớp, lớp trên chứa chừng 20% panmitin, lớp dưới gồm chủ yếu là chất olein.

Hạt sống có vị đắng và có thể chứa một chất đắng, có thể là một ancaloit, hoặc một glucozit hoặc một chất độc khác. Tuy nhiên hạt không thấy có độc tính, vì đồng bào những vùng có cay này vẫn dùng nướng ăn hay giã với muối ăn như ta ăn muối lạc.

Công dụng và liều dùng

Tại Việt Nam, quả và hạt đài hải ít thấy được dùng làm thuốc. Đồng bào những nơi có cây chỉ lấy hạt để ép làm dầu để ăn thay mỡ lợn, hay để thắp đèn. Có khi nướng chín mà ăn.

Tại Indonesia (đảo Borneo), người ta dùng dầu đài hái để xoa bụng những người phụ nữ mới ở cữ, đồng thời cho phụ nữ uống nước sắc gừng. Người ta còn trộn tro lá địa liền với dầu đài hải và dầu dừa để bôi vào vú phụ nữ bị sưng.

Lá đài hái còn dùng sắc hay đốt lấy khói xông chữa bệnh loét mũi.

Thân đài hải ép lấy nước cũng dùng nhỏ mũi để chữa bệnh loét mũi.

Trồng đài hái

Để bảo đảm nhu cầu đài hải, cần chú ý phát triển trồng đài hái. Tuy nhiên trước hết hãy nên phát triển ở những nơi có cây mọc hoang vì có nơi trồng chậm ra quả hay không ra quả.

Có thể trồng bằng hạt hay trồng bằng cách giâm cành. Muốn giảm cành, người ta cắt những mẫu thân dài chừng 40-50cm, khoanh tròn và trồng vào những hố đã đào sẵn, sâu 50-60cm, rộng 35-40cm, trong đó đã đổ phân tro.

Sau hai mâm cây cho hiệu suất cao; một cây có thể cho trung bình 50-60 quả hay hơn tùy theo sự chăm sóc, đặc biệt có thể cho tới 200 quả.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!