Cây Đại (Cây Hoa Đại, Bông Sứ, Hoa Sứ Trắng, Bông Sứ Đỏ) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

292
Cây Đại
Cây Đại
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Đại trang 447-448 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Miến Chi Tử, Kê Đản Tử, Cây Hoa Đại, Bông Sứ, Hoa Sứ Trắng, Bông Sứ Đỏ, Bông Sứ Ma, Hoa Săm Pa (Lào).

Tên khoa học Plumeria acutifolia Poir. (P. acu- minata Roxb, P. obtusa Lour.).

Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.

Mô tả cây

Cây đại là một cây nhỡ, cao 3-7m, cành mềm, to. Lá mọc so le sít nhau, thường tập trung ở đầu cành; lá dày, nguyên, dài 15-35cm, rộng 5-10cm hai đầu đều hẹp nhọn, mặt nhẵn bóng, gần giữa nổi rõ. Hoa màu trắng, rất thơm, mặt trong ở phía dưới màu vàng dài 4-5cm. Quả đại đài hình trụ, dài 12cm.

Mùa hoa ở miền Bắc tháng 4-8 

Cây Đại
Cây Đại

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây rất hay được trồng làm cảnh quanh chùa đền và các công viên vì dáng đẹp, hoa thơm. Một số bộ phận được dùng làm thuốc.

Vỏ thân đẽo về sao vàng mà dùng, có khi phơi khô để dành. Vỏ rễ cũng dùng như vỏ thân. Hoa đại hãi về, phơi khó. Ngoài ra còn dùng nụ hoa và lá tươi.

Thành phần hoá học

Trong vỏ thân, Peckolt và Geuther đã tìm thấy một glucozit gọi là agoniadin C10H14O6. có tinh thể hình kim mềm, chảy ở 155°C, ít tan trong nước, trong rượu, trong sunfua cacbon, ête và benzin, tan trong axit nitric và sunfuric. Dung dịch màu vàng tươi, nhưng dần dần ngả màu xanh lục. Dưới tác dụng của axit loãng và đun sôi, agoniadin sẽ cho glucoza và một phần chưa xác định được.

Oudman còn chiết được từ nhựa cây một axit gọi là axit plumeric C10H10O5, có tính thể hình kim nhỏ, tan trong nước sôi, rượu và ete, chảy và bị phân tích ở 130C.

Năm 1952, Grumbach A., Schmid H. và Benze W. (1952. Uberein Pflanzliches Antibioticum. Experimentia, Suisse, 8, (6): 224-225) đã chiết được từ cây hoa đại một chất kháng sinh mới đặt tên là funvoplumierin có tác dụng ức chế sự lớn lên của một số giống Mycobacterium tuberculosis.H. Mahran (1974, Planta Medica, 5: 226) đã lấy từ rễ, lá và vỏ đại một chất dáng gọi là plumierit, một glucozit. Không có trong hoa. Plumierit là một chất bột trắng, có tinh thể, không mùi, vị đắng, độ chảy 155-156°C tan trong nước, trong cồn etylic, metylic, etylaxetat. ít tan trong ête, clorofoc, không tan trong ête dầu hoả.

Trong hoa có một ít tinh dầu mùi thơm mát. 

Tác dụng dược lý

  1. Tác dụng kháng sinh của chất funvoplumierin đã giới thiệu ở trên.
  2. Năm 1962, khoa được lý trường Sĩ quan quân y Việt Nam có nghiên cứu tác dụng của hoa đại (dạng nước sắc 10-20%, 100%) đã đi đến một số kết luận sau đây:
  3. a) Hoa đại có tác dụng hạ huyết áp (thí nghiệm trên thỏ, chó). Hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi.
  4. b) Hoa đại không làm giãn mạch, không có tác dụng đối với ngoại biên mà là tác dụng trung tâm, và cũng không phải do tác dụng trên hệ phó giao cảm.
  5. c) Tác dụng hạ huyết áp xuất hiện nhanh và tương đối bền vững. So với tác dụng của ba gạc (Rauvolfia verticillata) thì ba gạc tác dụng chậm hơn hoa đại. Độ độc của hoa đại cũng ít hơn Rauvolfia verticillata. Qua thí nghiệm liễu dùng cho người có thể tới 60g một ngày, chia làm 2 lần uống.

Công dụng và liều dùng

Vỏ thân và vỏ rễ dùng dưới hình thức thuốc sắc 5-10g vỏ trong 200ml, có tác dụng tẩy mạnh, còn có tác dụng tháo nước (hydragogue). Dùng trong những trường hợp thũng nước (hydropisie). Có thể dùng nhựa mù của thân với liều 0,50-0,80g dưới dạng nhũ dịch.

Có khi người ta còn chế vỏ cây thành cao và dùng với liều 0,20-0.50g một ngày, tăng dẫn lên tới 1-2g.

Hoa đại dùng làm thuốc chữa họ, có thể dùng làm thuốc uống chữa bệnh huyết hữu (hemophilia) với liều 6-12g một ngày, dưới dạng thuốc sắc với 200ml nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày

Lá cây hoa đại giã dán và đắp vào những nơi sa khớp, bong gân, mụn nhọt.

Nhựa dùng như vô thần, nhưng với liều thấp hơn, còn dùng chữa trai chân và vết loét.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!