Cây Cúc Bách Nhật – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

408
Cây Cúc Bách Nhật
Cây Cúc Bách Nhật
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Cúc Bách Nhật trang 619-620 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là thiên kim hồng, bách nhật hồng, bách nhật bạch, thiên nhạt hồng.

Tên khoa học Gomphrena globosa L.

Thuộc họ Rau giền Amaranthaceae.

Mô tả cây

Cúc bách nhật là một cây mọc hằng năm, thân mọc thẳng đứng, cao chừng 50cm, thân và lá đều có lông mềm, nhỏ. Thân thô to, hình trụ, trên có phân nhánh, cành hơi hình vuông. Chỗ đốt hơi phình to, mặt hơi có màu tím hồng. Lá đơn, mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng ngược, dài 5 đến 10cm, rộng 2-5cm đầu lá nhọn hay hơi tù, phía cuống thon lại thành cuống. Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt hay hồng sâm hoặc trắng, đường kính của cụm hoa chừng 1,5- 2cm.

Cây Cúc Bách Nhật
Cây Cúc Bách Nhật

Mùa hoa: Hạ và thu. Cụm hoa được dùng làm thuốc.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này thường được trồng làm cảnh ở các công viên.

Mọc và được trồng ở Việt Nam và Trung Quốc. Tại các nước nhiệt đới khác đều có mọc. Người ta hãi hoa, phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hoá học

Trong cụm hoa cúc bạch nhật người ta chiết được các loại betaxyamin trong đó có gomphrenin I, gomphrenin II, gomphrenin III, gomphrenin V và gomphrenin VI. Ngoài ra còn có một it amaranthin và izoamaranthin (Phyto-chemistry, 1966, 5, 1037 và 1967, 6, 703).

Công dụng và liều dùng

Mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa hen suyễn đối với người lớn, trẻ con bụng đầy, tiểu tiện khó khăn, trẻ con sốt quá hoá mê sảng.

Liều dùng hàng ngày: 6-12g, dưới dạng thuốc sắc, khi uống có thêm ít rượu trắng cho chóng dẫn.

Cần chú ý nghiên cứu.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!