Cây Cóc Mẳn (Cỏ The) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

268
Cây Cóc Mẳn
Cây Cóc Mẳn
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cóc Mẳn trang 763-765 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cúc mẳn, cỏ the, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu, cẩu tử thảo .

Tên khoa học Centipeda minima (L.) A. Br. et. Aschers (Myrigyne minuta Less., Centipeda orbicularis Lour.).

Thuộc họ Cúc Asteraceae|Campozitae). 

Chú thích:

Tên các mẫn còn dùng chỉ một cây khác thuộc họ Cà phê có tên khác là vương thái tổ Oldenlandia corymbosa L. (xem vị này).

Mô tả cây

Cóc mẳn là một loại cỏ nhỏ mềm, mọc bò lan trên mặt đất ẩm, phân rất nhiều cành, ở ngọn có lỏng mịn trắng, nhưng toàn thân trong nhẫn bóng, lá đơn mọc so le, hơi hình 3 cạnh, đầu tù, phía cuống hẹp lại, mép có 2 răng cưa, có khi I hay 3, dài 10-18mm, rộng 6-10mm, gần chính hơi nổi ở mặt dưới lá, gần phụ không rõ, không có cuống. Cụm hoa hình đầu mọc ở nách lá, hoa cái gồm nhiều lớp, cánh hoa hình ống màu trắng, trên có răng cưa, hoa lưỡng tĩnh ít hơn, tràng hoa hình chuông có 4 rằng hình trứng, rộng, màu hơi tím. Quả bế 4 cạnh, trên cạnh có lông mịn nhỏ. Mùa hoa: các tháng 2-5, mùa quả: các tháng 4-7.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở khắp nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang tại nước ta, xung quanh Hà Nội cũng có nhiều, còn mọc ở Trung Quốc (Quang Tây. Giang Tô, Quảng Châu), Malaixia, Inđônêxya, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Úc, Mangat.

Ta thường hái toàn cây cả rễ về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Không phải chế biến gì đặc biệt.

HÌnh ảnh Cây Cóc Mẳn
HÌnh ảnh Cây Cóc Mẳn

Thành phần hoá học

Nói chung chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Theo Muller (Zeitz. Ast. Apot. Verein, 11-1- 1878) trong cây có tinh dầu và một chất màu
Hình 574. Cóc mắn – Centipeda minima nâu nhạt hay vàng nhạt có vị đắng, ít tan trong
nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng, rất tan trong cồn. Muller gọi chất này là axit myriogynic. Theo Dược học tạp chí (Nhật, 1970, 90, 846) trong toàn cây cóc mẩn có taraxasterol, taraxasteril axetat, độ chảy 248-450C và Arnidiol.

Xem thêm dược liệu khác: Cây Lưỡi Rắn (Vương Thái Tổ) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Công dụng và liều dùng

Cóc mẫn chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân: Thường dùng chữa ho, viêm phế quản, mắt đau đỏ sung, chảy nước dãi, tan màng mộng mắt, dùng ngoài chữa eczema.

Ngày dùng 6 đến 12g cây khô hay 20 đến 40g cây tươi dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc có các mắn dùng trong nhân dân

Chữa mẩn ngứa (eczema):

Cóc mẳn 2 phần, đậu xanh 1 phần, muối vài hạt. Cả 3 thứ giã nhỏ đắp lên nơi eczema đã rửa sạch.

Chữa ho:    

Cóc mẩn (khổ 20 hoặc 30g tươi), nước 500ml, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Theo Dujardin Beaumetz thì tại châu Úc, bác sĩ D. C. Jockil đã dùng nước sắc các mẫn chữa khỏi viêm mắt có mủ.

Muller còn cho rằng cóc mẳn có thể dùng làm thuốc kích thích thần kinh và cơ.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!