Cây Chóc Gai – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

401
Cây Chóc Gai
Cây Chóc Gai
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Chóc Gai trang 774-775 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là ráy gai, sơn thục gai, cây cừa, cây móp (Nam Bộ).

Tên khoa học Lasia spinosa Thwaites.

Thuộc họ Ráy Araceae.

Mô tả cây

Cây loại nhỏ, thân rễ nằm ngang, có nhiều gai. Lá mọc thẳng từ thân rễ, cuống lá dài, có gai. Lá non hình mũi tên, lá già xe lỏng chim, mép nguyên. Cụm hoa là một bông mo mang hoa cái ở gốc, hoa đực ở trên. Quả mọng.

Mùa hoa quả: tháng 3-4.

Cây Chóc Gai
Cây Chóc Gai

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại ở khắp nơi ẩm ướt trên có tần che: Ruộng nước, bờ ao, bãi lầy, ven suối.

Người ta thường dùng thân rễ thu hái vào mùa thu đồng. Đào rễ về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi người ta ngâm với nước gùng, nước phèn trước khi phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy thân hay ngâm rượu. Dùng riêng hay phối hợp với rất nhiều loại axit amin trên sắc ký lớp mỏng.

Công dụng và liều dùng

Vị thuốc nhân dân dùng chữa họ, đau họng, phù thũng, tê thấp, suy gan, di chứng do sốt rét.

Ngày dùng 4 đến 16g dưới dạng thuốc sắc. Sơ bộ thấy thân hay ngâm rượu. Dùng riêng hay phối hợp với số vị thuốc khác như nghệ.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!