Cây Cho Curarơ- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

192
Cây cho Curarơ
Cây cho Curarơ
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây cho Curaro trang 336-338 tải bản PDF tại đây.

Curarơ là những chế phẩm phức tạp chủ yếu chế từ một số cây thuộc chi Mã tiền (Strychnos) họ Mã tiền Loganiaceae như Strychnos toxifera, S. gubleri, S. curare v.v… có khi phối hợp với một số cây thuộc chi và họ khác như cây Chondodrendron tomentosum thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), một số cây thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Mộc hương (Aristolochiaceae) v.v…

Chế curaro là một bí truyền bắt nguồn từ một số dân tộc vùng Nam Mỹ (nhiều nhất vùng Amazone, Orenoque) thường dùng trong săn bắn thú rừng. Đặc điểm của curaro là độ đọc rất cao, nhưng gần như không độc nếu uống, chỉ khi nào có vết sây sát thì chất độc vào máu và hầu như chết tức khắc. Thịt thú rừng chết do chất độc curarơ ăn được, thịt mềm chứ không co cứng. Bị ngộ độc do curara thì con vật chết không có cơn co giật, trái với ngộ độc do mã tiền hay thuốc độc cùng loại strychin.

Việc sử dụng curarơ trong những dân tộc ở Nam Mỹ đã được nhận xét từ trên 2 thế kỷ nay, nhưng việc nghiên cứu để áp dụng curara trong y học mới được tiến hành trong vòng hơn 20 năm gần đây: Những chất curaro hay được dùng trong phẫu thuật nhất là phẫu thuật bụng vì nó làm giảm số lượng thuốc gây mê, cơ và thớ thịt mềm giãn giúp cho việc phẫu thuật được dễ dàng. Curarơ còn dùng chữa uốn ván vì nó loại trừ được sự co thắt do độc tố uốn ván gây ra.

Cho tới nay ở nước ta chưa ai chú ý tìm những nguồn cây cho curarơ trong nước mặc dầu họ cây cho curara ở các nước đang khai thác đều có ở nước ta. Những tài liệu sau đây giúp ta có hướng để tìm kiếm.

Lịch sử vấn đề curarơ

Chữ curarơ hình như do tiếng địa phương của những dân tộc vùng Amazone (Nam Mỹ) gọi chất này: Tiếng thông dụng nhất đọc là urareri có nghĩa là nước để giết chim. Nhân dân Caraip gọi là carachi hay mavacurê. Những dân tộc trước đây chỉ dùng để săn bắn, nhưng sau dùng để chống bọn ngoại xâm Tây Ban Nha. Năm 1995, nhà thám hiểm Anh Walter Raleigh là người đầu tiên mang về châu Âu với tên curaro. Năm 1745, La Condamin là người đầu tiên mang về Pháp và thí nghiệm dược lý được tiến hành đầu tiên ở Leydy vào năm 1774. Năm 1828, Boussingault và Roullin chiết được từ curarơ một ancaloit có tinh thể gọi là curarin. Claude Bernard ở Pháp là người đầu tiên nghiên cứu tác dụng dược lý của curaro, tới năm 1942 Griffith và Johnson là người đầu tiên dùng curarơ để gây giãn cơ (relaxation musculaire) trong gay mê và từ đó curarơ mới có giá trị thực tiễn trong y học.

Năm 1935, King chiết được từ một ống curard (curard en tube) nguồn gốc thực vật chưa xác định được một chất gọi là d-tubocurarin. Năm 1943, Wintersteiner và Dutcher đã xác định được rằng hoạt chất của một loại curarơ vùng thượng Amazone chế từ cây Chondrodendron tomentosum họ Tiết dê (Menispermaceae) đúng là chất d-tubocurarin.

Cây cho Curarơ
Cây cho Curarơ

Những cây dùng chế curarơ

Như trên đã nói, cây cho curara thuộc nhiều loài, việc xác định có khi chưa được chính xác do việc giữ bí mật của những người chế curard. Dưới đây là một số cây tương đối chắc chắn:

Họ Tiết dê Menispermaceae

1. Cây Chondodendron tomentosum Ruiz- Pav.: Cây nhỏ có nhiều cành, thân lúc đầu đầy sau thành ống, lúc đầu mang lỏng sau nhân. Quả hình trứng. Cây mọc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Guyan.

Rễ cho vị pareira brava thật, dùng làm thuốc chữa điều kinh, chữa sốt.

Họ Mã tiền Loganiaceae

  1. Cây Strychnos castelnaei Weld: Dây leo phủ lồng đỏ nhạt. Lá có 5 gân nổi rõ. Hoa có ống tràng ngắn, cụm họa ở ngọn. Gặp ở vùng thượng Amazone.
  2. Cây Strychnos crevauxiana Baill.: Dây leo dài 40-45m, lá có phủ lồng ở mặt dưới, cụm hoa ở kẽ lá, ống có tràng hơi dài. Gặp ở Guyan.
  3. Cây Strychnos toxifera Schomb: Dây leo có phủ lông, cụm hoa ở ngọn, ống tràng rất dài. Thấy ở Guyan.

Chứa ancaloit là curarin và curin.

Chế curarơ

Trước hết người ta nạo lấy vỏ cây (chỉ có vỏ là có tác dụng). Dùng cối xay nhỏ vỏ còn tươi, thêm nước vào, khuấy đều và lọc rồi cô lửa nhẹ trong nổi đất nung, thỉnh thoảng nếm thử xem đã đắng chưa, độ đắng nhiều tức là đủ độc.

Ngoài ra người ta còn thêm vào một số lá hay nhựa một số cây khác cho có chất dính vào mũi tên. Thường bao giờ trước khi chế xong hay khi mua về để đem bắn, người mua cũng thử độ độc trên chim hay trên ếch. Con vật có chết ngay curarơ mới là loại tốt.

Phân loại curare: Sau khi chế xong người ta dựng curarơ vào những dụng cụ khác nhau tùy theo từng vùng, trên cơ sở hình dạng thức đựng và nguồn gốc cây khác nhau người ta chia curaro thành curaro dung trong ống (tubocurare). curarơ đựng trong lọ, curarơ dựng trong bầu, có khi người ta lại phân biệt curaro từng địa phương khác nhau.

Hiện nay người ta chia curarơ ra làm 4 loại:

1. Protocurard hay curaro vùng Amazone thường đựng trong lọ đất nung hình dạng và kích thước thay đổi, loại xuất cảng thường đóng lọ tới 200g. Theo Weddell loại protocurard này chế từ cây Strychnos castelnaei có thêm cây Cocculus toxiferus, 3 loại cây thuộc chi Piper, 2 cây họ Mộc hương Aristolochiaceae, một cây họ Ngũ gia bì Araliaceae và một cây họ Thương lục Phytolaccaceae.

Tuy nhiên cũng vùng này, lại có một công thức khác chế từ cây Strychnos castelnaei phối hợp với Strychnos yapuronsis và một cây họ Ráy Araceae.

  1. Curarơ vùng Orenoque Thượng (Venezu- ela) loại này yếu, chứa trong bầu từ 60 đến 150g.

Theo A. Gaillard, curaro này chế từ Strychnos gubleri thêm S. curare, S. rouhamon. Muốn cho mạnh hơn, người ta còn chế bằng Strychnos toxifera.

  1. Curarơ vùng Guyan (Anh) chứa trong bầu, có 2 dạng: Một loại để bắt chim, sức yếu hơn chế từ Strychnos gubleri; một loại mạnh để săn thú lớn và chống ngoại xâm chế từ Strychnos toxifera.
  2. Curarơ vùng Guyan (Pháp) còn mang tên tubocurarine đựng trong ống tre dài 20-25cm chứa 200 đến 300g curard. Người ta cho rằng loại này chế từ Strychnos crevauxii. Vì nơi xuất cảng là Para cho nên còn gọi là peracurard.

Curarơ thường là loại cao đặc màu đen nhạt hay nâu đỏ nhạt, vỡ hay đập thì vết vỡ bóng, có thể tán vụn thành một màu nâu vàng nhạt.

Phần lớn tan trong nước để cho một dung dịch axit màu đỏ sẫm, tan trong cồn, không tan trong este, mùi đặc biệt, vị rất đắng. Soi kính hiển vi, curaro, đặc biệt loại tubocurarine có những tinh thể dài có khi mắt thường cũng nhìn rõ. Độ độc thay đổi tùy theo từng loại curaro. Chỉ có cách thử trên súc vật.

Tính chất hóa học của curarơ

Việc nghiên cứu thành phần hóa học của curarơ hiện nay đã đạt một số kết quả đáng kể. Trên cơ sở thành phần hóa học đã nghiên cứu được, người ta đã chế một số chất tổng hợp có tác dụng của curarơ.

Tuy nhiên việc nghiên cứu còn cần tiếp tục nhiều và còn gặp khó khăn vì nguồn gốc những cây cho curaro rất thay đổi, tại nhiều nơi còn cho cả rắn rết, cóc hay những chất thối rữa vào, tại một vùng mỗi lần bán cũng không giống nhau, số lượng lại không có được nhiều để nghiên cứu

Tác dụng dược lý

Curarơ gây liệt cơ làm cơ mềm giãn. Tác dụng này có tính chất ngoại vi và do sự dẫn truyền của luồng thần kinh tới cơ vân bị ngưng trệ, còn sự dẫn truyền của thần kinh không bị ảnh hưởng, sự co cơ do kích thích trực tiếp cũng không bị ảnh hưởng.

Trên ếch, sau khi tiêm curarơ vào thì con vật bị liệt, những động tác tự phát bị mất trước rồi đến những cử động phản xạ, tim vẫn tiếp tục đập. Ngược lại trong cùng điều kiện, những loài vật có vũ chết ngạt do cơ hô hấp bị liệt.

Tác dụng của curarơ trên những cơ khác nhau, không có cùng một tốc độ và cũng không cùng một cường độ. Trên người, trước hết ta thấy cơ mặt liệt trước, rồi đến cơ của chi trên, chi dưới, cơ bụng, ngực và cuối cùng tới hoành cách mô. Lúc này cử động hô hấp bị ngừng và chết do ngạt, nếu người ta không áp dụng hô hấp nhân tạo.

Chúng ta cũng đã biết rằng curarợ uống không gây độc do chất curaro bị phá hủy ở dạ dày và bị bài tiết rất mau qua nước tiểu, saponin và natri oleat Curin giúp sự hấp thụ của curaro và gây độc, nhưng nếu curarơ vào máu thì gây ngộ độc ngay. Thịt những thú rừng bị tên tẩm curaro làm chết vẫn ăn được.

Công dụng và liều dùng

Cho tới năm 1940-1942 tác dụng của curarơ chỉ có giá trị về mặt lý thuyết, người ta căn cứ vào tác dụng dược lý của nó để dùng điều trị một số bệnh như uốn ván, động kinh, ngộ độc do mà tiến hay stricnin nhưng không có kết quả.

Gần đây người ta dùng curaro để bổ trợ cho gây mẽ: Nó làm cho cơ mềm và giúp ta giảm khỏi phải gây mê quá sâu trong một số trường hợp phẫu thuật, do đó ta có thể tránh sắc và tránh một số biến chứng sau phẫu thuật kéo dài, đánh mê kéo dài.

Việc sử dụng curarơ rất cần thiết trong những trường hợp phẫu thuật bụng, chấn thương cần tránh sốc, những người yếu mệt, có tuổi hay suy mòn.

Thường người ta dùng d-tobocuraro với liều 10-20mg (tiêm bắp) hoặc 10-15ng tiềm mạch. Khi dùng cần có thuốc để phòng chống liệt hô hấp.

Ở Nam Mỹ người ta dùng muối để chữa ngộ độc do curarơ

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!