Cây Bỏng Nổ (Cây Nổ, Bỏng Nẻ) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

433
Cây Bỏng Nổ
Cây Bỏng Nổ
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Bỏng Nổ trang 707 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cây nổ, bỏng nẻ, mắc tẻn (Thổ), cúng pa (Thái).

Tên khoa học Fluggea virosa (Roxb.Ex Willd) Baill. (Fluggea microcarpa Blume).

Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ, cao 1-3m, nhận, cành khúc khuỷu màu nâu sẫm. Lá mỏng, nguyên, có hình dạng kích thước thay đổi, thường hình bầu dục, dài 3-4cm, rộng 1-2cm, cuống ngắn 4-5cm. Hoa nhỏ, đơn tính, khác gốc, mọc ở kẽ lá. Quả nang hình cầu màu trắng nhạt, có 3 mảnh vỏ. Hạt hình ba cạnh, màu đỏ nâu.

Tránh nhầm với cây phèn đen, có quả màu đen.

Cây Bỏng Nổ
Cây Bỏng Nổ

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại khắp nơi, nhất là những vùng rừng thưa, nơi dãi nắng, ven đường ven suối. Có người trống làm cảnh vì quả có màu trắng nhạt rất đẹp khi nở rộ. Mùa hoa: Tháng 6- 8, mùa quả: Tháng 9-11.

Thường người ta dùng vỏ thân và rễ, hái gắn như quanh năm. Hải về phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Vỏ thân cây có tanin và saponin. Hoạt chất chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

Cây thuốc còn dùng trong phạm vi nhân dân. Thường người ta dùng rễ, thái mỏng phơi hay sấy khô, hoặc sao vàng sắc uống chữa sốt, sốt rét, chóng mặt chân tay run rẩy. Ngày uống 6- 12g.

Có nơi dùng vỏ thân cây và vỏ rễ để duốc cá.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!