Cây Bồ Hòn (Bòn Hòn) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

466
Cây Bồ Hòn
Cây Bồ Hòn
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Bồ Hòn trang 768-769 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là bòn hòn, vô hoạn, thụ, lai patt (dân tộc núi Bà Rá-Biên Hoà), savonnier (Pháp).

Tên khoa học Sapindus mukorossi Gaertn.

Thuộc họ Bồ hòn Sapindaceae.

Mô tả cây

Cây cao to, có thể đạt tới 20-30m. Lá kép hình lồng chim gồm 4-5 đôi lá chét gần đối nhau. Phiến lá chét nguyên nhẵn. Hoa mọc thành chuỳ ở đầu cành. Đài 5, tràng 5, nhị 8. Quả göm ba quả hạch nhưng hai tiêu giảm đi, chỉ còn một hình tròn. Vỏ quả màu vàng nâu nhạt, da nhãn nheo, trong chứa một hạt màu đen, hình cầu. Mùa quả: tháng 10-11.

Hình ảnh Cây Bồ Hòn
Hình ảnh Cây Bồ Hòn

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc nước ta, có nơi trồng làm cây bóng mát quanh nhà. Trước đây vào những năm người ta còn thu mua xuất khẩu, hằng năm có thể thu tới 20-30 tấn quả chủ yếu tại những tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn (Than Mọi), Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Tây, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang.

Quả hái về để nguyên cả hạt hoặc có khi bóc bỏ hạt, xấu thịt quả vào một que tre, hạt phơi khô cũng được dùng làm thuốc.

Thành phần hoá học

Thịt quả chứa 18% saponizit gọi là sapindus saponozit C.H, O,, Sapindus saponin là một thứ bột vô định hình, màu trắng, có năng suất quay cực +13. Thuỷ phân cho d. arabinoza và một sapogenin có tinh thể, độ chảy 319°C, vào loại
tritecpen.

Hạt: Chứa 9-10% dầu béo.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân thường dùng bồ hòn giặt quần áo thay xà phòng tốt nhất trong những trường hợp giặt đồ len, lụa, không chịu được kiềm của xà phòng. Hạt thường được xâu thành tràng hạt cho các nhà sư. Làm nguyên liệu chế saponozit dùng trong công nghiệp giấy và phim ảnh, nhuộm mại kim loại.

Theo tài liệu cổ bồ hòn có tác dụng chữa họ trừ đờm, nhân hạt ăn được và có tác dụng chữa hôi miệng, sâu răng.

Một số vùng ở Việt Nam và Trung Quốc dùng vỏ cây bồ hòn giã nát ngâm nước tắm cho súc vật bị bọ, rận, chấy.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!