Thông tin về Benzoyl Peroxide – hoạt chất trị mụn, bong sừng

24
Benzoyl Peroxide
Benzoyl Peroxide
Đánh giá

Benzoyl Peroxide là gì?

Tên chung quốc tế: Benzoyl Peroxide.

Công thức hoá học: C₁₄H₁₀O₄.

Dạng bào chế và hàm lượng tương ứng: Thể gel 2,5% – 10% tính theo benzoyl peroxide khan (tuýp 45g); Thuốc xức (lotion) 5% (oxy 5) và 10% (oxy 10), 20% (oxy 20) tính theo benzoyl peroxide khan (tuýp 10g, 25g).

Nhóm thuốc:  Thuốc kháng khuẩn và bong lớp sừng.

Benzoyl Peroxide (gọi tắt là BPO) là hoạt chất trị mụn mạnh mẽ có thể “tống khứ” đủ các loại mụn từ nhẹ đến nặng, bao gồm mụn đầu đen, đầu trắng, mụn bọc, mụn viêm đã sưng đỏ.

Hoạt chất trị mụn, tiêu viêm này xâm nhập sâu vào lỗ chân lông, thả oxy tiêu diệt vi khuẩn gây mụn để làm chậm và tiêu tan quá trình phát triển của mụn bởi vi khuẩn mụn không thể sống trong môi trường có oxy. Bản thân chất này cũng tẩy tế bào sừng trên bề mặt, giúp thông thoáng các “hố rỗng”, nhờ đó các thành phần khác hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa mụn quay trở lại.

Benzoyl Peroxide
Công thức cấu tạo của Benzoyl Peroxide

Dược lý và cơ chế tác dụng của Benzoyl Peroxide

Dược lực học

Benzoyl peroxid có tác dụng làm tróc vảy da, bong lớp sừng và kháng khuẩn.

Tác dụng kháng khuẩn của benzoyl peroxid có thể do hoạt tính oxi hóa, có tác dụng trên vi khuẩn Staphyloccocus epidermidis và Propionibacterium acnes. Tác dụng này rất có ích trên mụn trứng cá, dạng bôi tại chỗ benzyl benzoat 10% được sử dụng rộng rãi nhất và là thuốc lựa chọn đầu tiên để điều trị trứng cá. Bezoyl peroxide còn có tác dụng ức chế hệ vi khuẩn trên da cùng với làm giảm bề mặt các tổ chức nang nhỏ trong khoảng 48 giờ từ khi bôi thuốc nhưng vài ngày sau mới thể hiện trên lâm sàng.

Trường hợp bị mụn trứng cá nặng, cần dùng thêm tại chỗ clindamycin hoặc clarithromycin để ức chế các vi khuẩn kháng thuốc.

Benzyl peroxid còn dùng để điều trị nấm trên da như Tinea pedis. Làm thuốc tẩy trong công nghiệp thực phẩm và chất xúc tác trong công nghiệp chất dẻo.

Dược động học

Thuốc được hấp thu qua da khoảng 1,8 microgam/cm2 hoặc 45% liều dùng trong khoảng 24 giờ.

Lượng benzoyl peroxid được hấp thu sẽ chuyển hoàn toàn thành acid benzoic ở da và được thải trừ nhanh chóng vào nước tiểu.

Công dụng và chỉ định của Benzoyl Peroxide

Benzoyl peroxid được dùng tại chỗ để điều trị mụn trứng cá nhẹ hoặc vừa và là thuốc bổ trợ trong điều trị mụn trứng cá nặng và mụn trứng cá có mủ.

Điều trị tổn thương trên da (lở loét) do nằm lâu ngày.

Chống chỉ định của Benzoyl Peroxide

Mẫn cảm với Benzoyl Peroxide.

Liều dùng và cách dùng của Benzoyl Peroxide

Điều trị trứng cá: Trước khi dùng thuốc, phải rửa sạch và làm khô các vùng có mụn trứng cá hoặc mụn mủ ở mặt, cổ hoặc bất cứ nơi nào khác trên cơ thể. Bôi một lớp rất mỏng, ngày 1 – 2 lần. Tốt nhất là nên dùng vào lúc đi ngủ để thuốc tác dụng qua đêm.

Với thuốc xức (lotion), cần lắc kỹ trước khi dùng.

Trẻ em: Bắt đầu dùng với nồng độ nhỏ nhất là 2,5%. Bôi một lớp mỏng, ngày 1 – 2 lần.

Lở loét do nằm lâu ngày: Dùng thuốc xức chứa benzoyl peroxid 20%, bôi mỗi 8 – 12 giờ/lần.

Tác dụng không mong muốn của Benzoyl Peroxide

Khi sử dụng ​​kích ứng da có thể xảy ra nhất là khi bắt đầu điều trị. Một số người bệnh bị kích ứng đến mức cần phải giảm số lần dùng hoặc tạm thời dừng điều trị. Khô da, tróc da, nổi mẩn và phù nề thoáng qua có thể gặp khi dùng thuốc bôi có benzoyl peroxid. Mẫn cảm do tiếp xúc cũng có khi xảy ra.

Cơ thể có mùi khác thường khi bôi thuốc.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

  • Hiện tượng ngứa dữ dội, tấy đỏ, nóng rát, sưng phù.
  • Phản ứng dị ứng.

Tương tác thuốc của Benzoyl Peroxide

Benzoyl Peroxide khi sử dụng sẽ gặp một số tương tác cần thận trọng:

Không được dùng benzoyl peroxid khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia tử ngoại.

Dùng đồng thời với thuốc chống nắng có chứa acid paraaminobenzoic sẽ làm biến đổi màu da một thời gian.

Các sản phẩm chứa benzoyl peroxid có thể làm bạc màu lông tóc và mất màu của vải.

Thận trọng khi sử dụng 

Cần xác định xem người bệnh có mẫn cảm với benzoyl peroxide hay không bằng cách trước hết bôi thử trên một vùng nhỏ. Nếu có kích ứng hoặc khô da thì nên giảm số lần dùng. Nếu bị ngứa nhiều, đỏ, nóng bừng, sưng phồng hoặc kích ứng thì ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu thuốc không có tác dụng trong vòng 4 tuần, nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.

Một đợt điều trị không được kéo dài quá 3 tháng.

Rửa sạch tay trước và sau khi bôi thuốc.

Benzoyl peroxide có thể oxy hóa làm bạc màu quần áo, vải vóc.

Người da trắng dễ bị kích ứng hơn.

Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt, niêm mạc, môi và miệng và những vùng da nhạy cảm ở cổ. Nếu không may tiếp xúc, phải rửa kỹ với nước.

Thuốc bôi chỉ dùng ngoài da, không dùng bằng đường uống. Không sử dụng trên vết thương hở hoặc trên da bị cháy nắng, khô hoặc kích ứng. Ngoài ra, tránh sử dụng benzoyl peroxide bôi lên vết thương hoặc trên vùng da bị chàm. Chờ cho đến khi những tình trạng này đã lành rồi mới sử dụng thuốc này.

Không được dùng benzoyl peroxide khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia tử ngoại. Phải mặc quần áo bảo vệ và dùng kem chống nắng (SPF trên 30) khi ra ngoài.

Bôi quá nhiều thuốc không giúp cải thiện hiệu quả mà còn có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Chưa có dữ liệu về việc benzoyl peroxide có gây tổn hại cho thai khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. Tuy nhiên, chỉ nên dùng cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết. Chưa có tài liệu về tác dụng của benzoyl peroxide trên sự trưởng thành, phát triển và hoàn thiện các chức năng của thai nhi.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Còn chưa biết thuốc này có tiết vào sữa mẹ hay không. Vì nhiều thuốc tiết vào sữa mẹ, nên cần hết sức thận trọng khi dùng benzoyl peroxide cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú.

Lưu ý khi lái xe & vận hành máy móc

Thuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Quá liều

Triệu chứng: Tróc vảy da quá nhanh, ban đỏ hoặc phù.

Cách xử trí

  • Ngừng thuốc. Để khắc phục nhanh các tác dụng có hại, có thể đắp gạc lạnh.
  • Sau khi các triệu chứng và các biểu hiện trên đã giảm, có thể dùng thử một cách thận trọng liều lượng thấp hơn nếu cho rằng phản ứng đã xảy ra là do dùng quá liều chứ không phải do dị ứng.

Benzoyl Peroxide giá bao nhiêu? mua ở đâu?

Benzoyl Peroxide mua ở đâu với giá cả như thế nào? Hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy với nhiều mẫu sản phẩm cùng giá sản phẩm tương ứng có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

Các dạng bào chế phổ biến của Benzoyl Peroxide

Benzoyl Peroxide sản xuất dưới nhiều dạng bào chế khác nhau với tác dụng trị mụn như Benzoyl Peroxide dạng gel, dạng kem,…

Sau đây là một số sản phẩm chức Benzoyl Peroxide có tại Trung tâm thuốc Central Pharmacy:

Benzoyl Peroxide dạng đơn độc có trong sản phẩm: Ezoyb 10, Ezoyb 5, ZitFree, PanOxyl Acne Creamy, PanOxyl Cream 5, PanOxyl 10, Panoxyl 4% Cream 10g, Eclaran 5 45g, Kem bôi da trị mụn Oxy 5, Oxy 10.

Benzoyl Peroxide
Các biệt dược chứa Benzoyl Peroxide

Benzoyl Peroxide phối hợp với Adapalene: Azaduo Gel 30g, Epiduo 0.1%/2.5% Gel.

Benzoyl Peroxide phối hợp với Clindamycin: Duac Once Daily Gel 15g.

Tài liệu tham khảo

  1. Dược thư Quốc gia Việt Nam 2 (Xuất bản năm 2018). Benzoyl Peroxide trang 246, Dược thư Quốc gia Việt Nam 2. Truy cập ngày  tháng  năm 2023.
  2. JA Cotterill, cập nhập năm 1980. Benzoyl peroxide, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 04 năm 2023.
  3. Chuyên gia của PubChem, cập nhập ngày 16 tháng 04 năm 2023. Benzoyl Peroxide, PubChem. Truy cập ngày 22 tháng 04 năm 2023.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!