Ba Chạc (Dầu Dấu) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

209
Ba Chạc
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Ba Chạc trang 123, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là dầu dấu, bí bái, mạt, kom la van tio tăng (Viêm tian), swai anor (Cămpuchia).

Tên khoa học Evodia lepta (Spreng) Merr. (Evodia triphylla Guill, non DC.)

Thuộc họ Cam Rutaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ cao 4-5m cành màu đỏ xám. Lá kép gồm ba lá chét nguyên, trông giống chạc ba nhánh do đó có tên ba chạc. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và ngắn hơn lá. Quả nang gồm 1-4, vỏ nhẵn, phía ngoài nhăn nheo, mỗi ngăn chứa một hạt hình cầu đường kính 2mm, màu đen xanh, bóng

Hoa và lá ba chạc
Hoa và lá ba chạc

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khắp nơi trong nước ta, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philipin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ, mụn nhọt, lở loét. Thân và rễ thái mỏng phơi khô cũng được dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học

Trong lá, vỏ quả có tinh dầu mùi thơm nhẹ dễ chịu. Hoạt chất khác chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

Lá và cành tươi được nấu với nước để tắm ghẻ, rửa các vết loét, vết thương, chốc đầu.

Thân và rễ được làm thuốc bổ đắng (làm cho ăn ngon, dễ tiêu), điều kinh. Mỗi ngày uống 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.

Cành ba chạc
Cành ba chạc
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!