Dự thảo thông tư về bảo đảm an toàn thực phẩm nguồn gốc thực vật

1183
Dự thảo thông tư bảo đảm an toàn thực phẩm
Dự thảo thông tư bảo đảm an toàn thực phẩm
5/5 - (1 bình chọn)

Dự thảo thông tư về bảo đảm an toàn thực phẩm nguồn gốc thực vật


BỘ NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:         /2017/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày       tháng      năm 2017
DỰ THẢO 2

THÔNG TƯ

Về bảo đảm an toàn thực phẩm nguồn gốc thực vật                 

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;                             

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư về bảo đảm an toàn thực phẩm nguồn gốc thực vật.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm nguồn gốc thực vật (sau đây gọi là thực phẩm thực vật) từ sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản, quảng cáo, buôn bán, nhập khẩu, xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Chuỗi an toàn thực phẩm thực vật bao gồm toàn bộ quá trình từ trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, chế biến, kinh doanh (bao gói, bảo quản, quảng cáo, vận chuyển, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu) thực phẩm thực vật.
  2. Sản xuất ban đầu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, thu hái.
  3. Kinh doanh thực phẩm thực vật là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán.
  4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu là chủ sở hữu hợp pháp (trực tiếp hoặc được ủy quyền) quản lý hàng hóa nhập khẩu.
  5. Tần suất kiểm tra lô hàng là tỉ lệ phần trăm số lô hàng được kiểm tra hồ sơ, kiểm tra ngoại quan, lấy mẫu kiểm nghiệm trên tổng số các lô hàng cùng loại, cùng nước xuất xứ nhập khẩu vào Việt Nam.
  6. Lô hàng nhập khẩu là lượng thực phẩm cùng loài (species) thực vật và có cùng đặc tính (tươi hoặc đã qua chế biến), cùng nguồn gốc xuất xứ và được đăng ký kiểm tra nhập khẩu một lần.
  7. Lô hàng cùng loại là các lô hàng cùng loài (species) thực vật và cùng đặc tính (tươi hoặc đã qua chế biến).
  8. Cơ sở sản xuất ban đầu là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, thu hái nông sản thực vật.
  9. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là cơ sở sản xuất ban đầu cung cấp thực phẩm thực vật ra thị trường, không có: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại hoặc giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
  10. Cơ sở sơ chế độc lập là cơ sở không thực hiện sản xuất ban đầu các nguyên liệu thực vật đầu vào của quá trình sơ chế tại cơ sở đó.
  11. Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.

Chương II
BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM THỰC VẬT

Điều 4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến (sau đó gửi hồ sơ bản chính) đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Thông tư này;
b) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bản giấy hoặc bản điện tử định dạng PDF.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư này;
b) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở theo Phụ lục III Thông tư này;
c) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);
d) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp Giấy khám sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
3. Thẩm định, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Thông tư này thực hiện thẩm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Đoàn kiểm tra để kiểm tra, đánh giá thực tế điều kiện bảo đảm ATTP tại cơ sở. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra cần nêu rõ: căn cứ kiểm tra; phạm vi, nội dung, hình thức kiểm tra; tên, địa chỉ của cơ sở được kiểm tra; họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn; trách nhiệm của cơ sở và Đoàn kiểm tra.
b) Thông báo kế hoạch kiểm tra
Đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo kế hoạch kiểm tra tới cơ sở trước thời điểm kiểm tra ít nhất 05 (năm) ngày làm việc (bằng một trong các hình thức: thông báo trực tiếp; fax; email; gửi theo đường bưu điện). Kế hoạch kiểm tra gồm: thời điểm dự kiến kiểm tra, phạm vi, nội dung, hình thức kiểm tra, các yêu cầu chuẩn bị nhân sự, hồ sơ để làm việc với Đoàn kiểm tra.
c) Tiến hành kiểm tra tại cơ sở
Đoàn kiểm tra công bố Quyết định thành lập đoàn, nêu rõ mục đích và nội dung kiểm tra.
Tiến hành kiểm tra thực tế (điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh), kiểm tra hồ sơ, phỏng vấn (nếu cần), lấy mẫu kiểm nghiệm (nếu cần) theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 04 năm 2011 hướng dẫn chung về lấy mẫu phục vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng, vệ sinh ATTP.
Đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo ATTP của cơ sở theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục IV, V, VI Thông tư này.
d) Kết quả kiểm tra, đánh giá
Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Thông tư này thẩm tra biên bản của Đoàn kiểm tra (có thể tiến hành thẩm tra thực tế tại cơ sở nếu cần); trong thời gian không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư này nếu cơ sở đủ điều kiện; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm.
Điều 5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
1. Các trường hợp cấp lại
a) Trước 03 (ba) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, bị lỗi hoặc có sự thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
2. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
a) Cấp lại trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Cấp lại trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân làm đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thực hiện xem xét việc cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cơ sở. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cấp lại của trường hợp này là thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đã được cấp trước đó.
Điều 6. Thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP quy định tại Điều 13 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Điều 7. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
1. Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực vật xuất khẩu.
2. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất ban đầu và cơ sở kinh doanh thực phẩm thực vật để tiêu dùng trong nước.
3. Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sơ chế độc lập và chế biến thực phẩm thực vật.
Điều 8. Cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực vật
1. Các đối tượng được cấp giấy xác nhận:
a) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
b) Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất, kinh doanh tại các cơ sở.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về ATTP, quy trình xác nhận kiến thức về ATTP, quản lý Giấy xác nhận kiến thức về ATTP được quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
3. Tài liệu về nội dung kiến thức ATTP và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về ATTP thực vật do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
4. Cơ quan cấp Giấy xác nhận kiến thức về ATTP là các cơ quan nêu tại Điều 7 Thông tư này. Cơ quan cấp giấy được phân công, ủy quyền cho các đơn vị trực thuộc cấp giấy theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực vật
1. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Thông tư này thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ việc duy trì điều kiện ATTP tại các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP để đảm bảo rằng các cơ sở vẫn duy trì được sự phù hợp với các điều kiện ATTP.
2. Đoàn kiểm tra thực hiện thông báo và tiến hành kiểm tra tại cơ sở theo quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
3. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Thông tư này thẩm tra biên bản của Đoàn kiểm tra (có thể tiến hành thẩm tra thực tế tại cơ sở nếu cần); trong thời gian không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra và biện pháp khắc phục cho cơ sở.
Những điều kiện không được duy trì phát hiện trong quá trình kiểm tra, đánh giá phải được cơ sở khắc phục, thời hạn hoàn thành không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày tiến hành kiểm tra. Quá 03 (ba) tháng mà cơ sở không thực hiện xong hành động khắc phục, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời công khai kết quả kiểm tra.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
1. Đăng ký làm thủ tục cấp và cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và chấp hành đúng các quy định của Thông tư này và pháp luật liên quan.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan cấp giấy chứng nhận thực hiện nhiệm vụ.
3. Duy trì thường xuyên, đảm bảo các điều kiện trong sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm an toàn đã được chứng nhận.
4. Thực hiện việc khắc phục, sửa chữa các sai sót đã nêu trong biên bản kiểm tra, đánh giá của cơ quan cấp giấy chứng nhận.
5. Nộp phí theo quy định.
6. Khiếu nại theo quy định của pháp luật khi không đồng ý với kết luận trong biên bản kiểm tra, đánh giá.
Điều 11. Trách nhiệm cơ quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
1. Thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Thành lập Đoàn kiểm tra để kiểm tra, đánh giá điều kiện của các cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định của Thông tư.
3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP khi cơ sở có dấu hiệu vi phạm liên quan đến điều kiện bảo đảm ATTP hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
4. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
5. Tổng hợp, công bố trên cổng thông tin điện tử của danh sách tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Điều 12. Trách nhiệm Đoàn kiểm tra
1. Đánh giá, xem xét sự phù hợp của cơ sở với quy định của Thông tư này.
2. Đảm bảo tính khách quan trong việc kiểm tra, đánh giá.
3. Báo cáo trung thực kết quả đánh giá với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
4. Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật của cơ sở được đánh giá, tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành.
5. Phỏng vấn, xem xét sổ sách, tài liệu, hồ sơ liên quan đến ATTP; thu thập, ghi chép các thông tin cần thiết, yêu cầu thực hiện các công việc chuyên môn và cung cấp các bằng chứng phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Chương III
KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Điều 13. Chỉ tiêu, tần suất kiểm tra, căn cứ đối chiếu kết quả kiểm tra
1. Chỉ tiêu ATTP cần kiểm tra, tần suất kiểm tra đối với thực phẩm thực vật nhập khẩu do Cục Bảo vệ thực vật quyết định căn cứ vào các quy định của Việt Nam; lịch sử tuân thủ quy định của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu; tình hình thực tế về nguy cơ gây mất ATTP từ nơi sản xuất, nước sản xuất; tình hình thực tế lô hàng và hồ sơ kèm theo; kết quả kiểm tra, giám sát các lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam trong 3 năm liền trước đó; thông tin cảnh báo nước ngoài về các lô hàng xuất khẩu; kết quả các phân tích nguy cơ và theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Căn cứ đối chiếu kết quả kiểm tra gồm các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam, của quốc tế về ATTP, ghi nhãn hàng hóa hoặc hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định ATTP.
Điều 14. Thực phẩm thực vật miễn kiểm tra ATTP nhập khẩu
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm và khoản 3 Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2016.
Điều 15. Đăng ký nước xuất khẩu
1. Đối với nước lần đầu xuất khẩu thực phẩm thực vật vào Việt Nam (trừ trường hợp thực phẩm chế biến bao gói sẵn đã được cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP), cơ quan có thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu gửi (trực tiếp hoặc qua bưu điện) hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cục Bảo vệ thực vật để đăng ký vào Danh sách các nước đăng ký xuất khẩu.
2. Bản chính hồ sơ theo hướng dẫn tại Phụ lục VII Thông tư này, soạn thảo bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, được Đại diện của Cơ quan thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu ký tên và đóng dấu xác nhận.
3. Cục Bảo vệ thực vật thực hiện thẩm tra hồ sơ, đánh giá hệ thống kiểm soát, bảo đảm ATTP của nước xuất khẩu.
Trường hợp kết quả thẩm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế (nếu có) đáp ứng đầy đủ các quy định ATTP của Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật công nhận và cập nhật vào Danh sách các nước đăng ký xuất khẩu thực phẩm thực vật vào Việt Nam trên website của Cục Bảo vệ thực vật (http://www.ppd.gov.vn).
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng đầy đủ các quy định ATTP của Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu.
4. Kiểm tra tại nước xuất khẩu: Cục Bảo vệ thực vật xây dựng kế hoạch kiểm tra, thông báo và phối hợp với cơ quan thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu, thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát ATTP và điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở sản xuất thực phẩm thực vật xuất khẩu vào Việt Nam trong trường hợp cần thiết.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra tại nước xuất khẩu, Cục Bảo vệ thực vật hoàn tất Thông báo kết quả kiểm tra và gửi cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu để phản hồi trong thời hạn 30 ngày trước khi chính thức công bố kết quả kiểm tra.
Điều 16. Phương thức kiểm tra thông thường đối với thực phẩm thực vật nhập khẩu
1. Nộp hồ sơ
Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện đăng ký kiểm tra ATTP lô hàng nhập khẩu trực tiếp với cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết (là các đơn vị thuộc Cục Bảo vệ thực vật hoặc các đơn vị được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền hay chỉ định) hoặc qua cổng thông tin điện tử cơ chế 1 cửa quốc gia khi có quyết định áp dụng của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2. Thành phần hồ sơ
a) Đơn đăng ký kiểm tra ATTP thực vật nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII Thông tư này);
b) Bản sao chứng thực Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định về ATTP do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm chế biến bao gói sẵn);
c) Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận y tế và có tên trong Danh mục thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận theo quy định của Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 1 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (đối với thực phẩm thực vật biến đổi gen);
d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận y tế (đối với thực phẩm thực vật đã qua chiếu xạ).
3. Tần suất kiểm tra thông thường
Tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết, thực hiện kiểm tra hồ sơ, ngoại quan; lấy mẫu kiểm nghiệm với tần suất đến 10% đối với các lô hàng nhập khẩu theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật.
4. Nội dung kiểm tra
Trong thời gian 01 (một) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ, kiểm tra ngoại quan, lập biên bản kiểm tra, lấy mẫu theo mẫu quy định tại Phụ lục IX Thông tư này với trường hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.
a) Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan kiểm tra thực hiện xem xét hồ sơ đăng ký nguồn gốc xuất xứ, lịch sử tuân thủ các quy định về ATTP của tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất; các quy định đối với thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ và các quy định khác có liên quan;
b) Kiểm tra ngoại quan: Khi hàng đến cửa khẩu, cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra tình trạng bao gói, ghi nhãn, sự phù hợp của nội dung khai báo với tờ khai hải quan và các dấu hiệu bất thường có nguy cơ mất ATTP;
c) Lấy mẫu kiểm nghiệm: Cơ quan kiểm tra thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP tại địa điểm đã được đăng ký, gửi mẫu đến Phòng kiểm nghiệm quy định tại Điều 33 Thông tư này. Thời gian từ khi lấy mẫu, gửi mẫu, kiểm nghiệm và trả lời kết quả tối đa không quá 10 ngày làm việc. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 04 năm 2011 hướng dẫn chung về lấy mẫu phục vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng, vệ sinh ATTP.
5. Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP
Lô hàng thuộc diện kiểm tra thông thường được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục X Thông tư này sau khi kiểm tra hồ sơ, ngoại quan đạt yêu cầu.
Trường hợp các yêu cầu kiểm tra về hồ sơ, ngoại quan của lô hàng chưa đáp ứng, Cơ quan kiểm tra thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu để bổ sung và khắc phục trong thời gian không quá 01 (một) ngày làm việc.
Điều 17. Phương thức kiểm tra chặt đối với thực phẩm thực vật nhập khẩu
1. Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho cơ quan kiểm tra cửa khẩu áp dụng kiểm tra chặt đối với lô hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trong 06 (sáu) tháng kiểm tra trước đó, phát hiện 03 (ba) lô hàng nhập khẩu cùng loại, cùng nước xuất xứ không đạt yêu cầu (kết quả kiểm nghiệm mẫu);
b) Lô hàng có thực phẩm thực vật bị cảnh báo của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
2. Nộp hồ sơ
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
3. Thành phần hồ sơ
Giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này và kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu của phòng kiểm nghiệm trong danh sách nước xuất khẩu đã cung cấp.
4. Tần suất kiểm tra chặt
Tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết, thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra ngoại quan; lấy mẫu kiểm nghiệm với tần suất đến 30% (theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật) đối với các lô hàng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Nội dung kểm tra
Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này.
6. Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP
Lô hàng thuộc diện kiểm tra chặt được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP sau khi kiểm tra hồ sơ, ngoại quan và kết quả kiểm nghiệm (nếu có lấy mẫu) đạt yêu cầu.
Trường hợp các yêu cầu kiểm tra về hồ sơ, ngoại quan của lô hàng chưa đáp ứng, cơ quan kiểm tra thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu để bổ sung và khắc phục trong thời gian không quá 01 (một) ngày làm việc.
7. Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm của kiểm tra chặt trong thời gian 06 (sáu) tháng, việc áp dụng phương thức kiểm tra sau đó được xác định như sau:
a) Tạm ngừng nhập khẩu: Nếu phát hiện từ 05 (năm) lô hàng cùng chủng loại, cùng nước xuất xứ đang bị áp dụng phương thức kiểm tra chặt vi phạm quy định về ATTP;
b) Duy trì phương thức kiểm tra chặt trong 06 (sáu) tháng tiếp theo: Nếu tiếp tục phát hiện từ 01 (một) đến 04 (bốn) lô hàng cùng chủng loại, cùng nước xuất xứ đang bị áp dụng kiểm tra chặt vi phạm quy định về ATTP;
c) Hủy bỏ phương thức kiểm tra chặt: Nếu có ít nhất 05 (năm) lô hàng cùng chủng loại, cùng nước xuất xứ đang bị áp dụng phương thức kiểm tra chặt được lấy mẫu kiểm nghiệm và không bị phát hiện vi phạm quy định về ATTP.
Điều 18. Phương thức kiểm tra giảm đối với thực phẩm thực vật nhập khẩu
1. Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho cơ quan kiểm tra cửa khẩu áp dụng kiểm tra giảm đối với lô hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn thực phẩm.
b) Qua kiểm tra thông thường trong vòng 12 tháng đến ngày đăng ký kiểm tra, đã có 05 (năm) lô hàng cùng loại, cùng nước xuất xứ do một tổ chức, cá nhân nhập khẩu được kiểm nghiệm đạt yêu cầu và chưa có báo cáo vi phạm trong quá trình giám sát lưu thông. Thời hạn áp dụng kiểm tra giảm với trường hợp này là 12 tháng.
2. Kiểm tra ATTP đối với nước xuất khẩu để thừa nhận lẫn nhau thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 39 Luật An toàn thực phẩm và Điều 15 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
3. Kiểm tra giảm lô hàng nhập khẩu
a) Nộp hồ sơ
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
b) Thành phần hồ sơ
Giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
c) Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP
Trong thời gian 01 (một) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra giảm, cơ quan kiểm tra thực hiện xem xét hồ sơ (nguồn gốc xuất xứ, lịch sử tuân thủ các quy định về ATTP của tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất; các quy định đối với thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ và các quy định khác có liên quan), cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu.
Trường hợp hồ sơ lô hàng chưa đáp ứng, cơ quan kiểm tra thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu để bổ sung.
Các lô hàng thuộc diện kiểm tra giảm có thể được kiểm tra đột xuất bằng phương thức kiểm tra thông thường hoặc kiểm tra chặt nếu có thông tin cảnh báo của các nước hoặc qua giám sát trong nước phát hiện không phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về ATTP.
Điều 19. Xử lý lô hàng thực phẩm thực vật không đạt yêu cầu nhập khẩu
1. Trường hợp lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu, cơ quan kiểm tra thông báo lô hàng không đạt yêu cầu ATTP cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục XI Thông tư này), thu hồi Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP và báo cáo Cục Bảo vệ thực vật trong thời gian không quá 01 (một) ngày làm việc.
2. Hình thức xử lý lô hàng thực phẩm thực vật không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định tại Điều 44 Thông tư này.
3. Sau khi hoàn tất việc xử lý đối với hàng hóa không đạt, tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm gửi cơ quan kiểm tra một trong các giấy tờ sau:
a) Chứng từ tái xuất đối với trường hợp áp dụng hình thức tái xuất;
b) Hợp đồng với cơ quan xử lý việc tiêu hủy kèm theo Biên bản xác nhận của cơ quan quản lý môi trường hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT nơi tiến hành tiêu hủy;
c) Hợp đồng chuyển mục đích sử dụng giữa tổ chức, cá nhân nhập khẩu với bên mua hoặc nhận chuyển nhượng kèm theo hóa đơn mua bán hoặc giấy chuyển nhượng. Bên mua hoặc nhận chuyển nhượng không được sử dụng hàng hóa đó làm thực phẩm cho người;
d) Văn bản báo cáo về biện pháp, địa chỉ nơi thực hiện việc khắc phục lỗi của thực phẩm, lỗi ghi nhãn. Sau khi thực hiện việc khắc phục lỗi của thực phẩm, lỗi ghi nhãn nếu muốn nhập khẩu vào Việt Nam, tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra lại. Nếu vẫn không đạt yêu cầu thì bắt buộc phải áp dụng một trong các hình thức xử lý quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 44 Thông tư này.
4. Cơ quan kiểm tra gửi hồ sơ của lô hàng thực phẩm thực vật không đạt yêu cầu đã được xử lý về Cục Bảo vệ thực vật.
5. Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho cơ quan thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu đề nghị phối hợp truy xuất, điều tra nguyên nhân, đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp.
6. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong trường hợp cần thiết.
7. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu không tuân thủ biện pháp xử lý, tự ý tiêu thụ hoặc phân tán lô hàng, cơ quan kiểm tra gửi văn bản thông báo cho cơ quan hải quan và Cục Bảo vệ thực vật để có biện pháp xử lý theo quy định.
Điều 20. Tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm thực vật từ nước xuất khẩu
1. Áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Phát hiện từ 05 (năm) lô hàng hóa cùng chủng loại, cùng nước xuất xứ đang bị áp dụng phương thức kiểm tra chặt trong thời gian 06 (sáu) tháng vi phạm quy định về ATTP;
b) Kết quả đánh giá giám sát cho thấy hệ thống kiểm soát ATTP của nước xuất khẩu chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của Việt Nam;
2. Chỉ được xuất khẩu trở lại thực phẩm thực vật vào Việt Nam khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc kết quả kiểm tra cho thấy cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu đã đưa ra biện pháp kiểm soát ATTP đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của Việt Nam.
3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 13 Luật Quản lý ngoại thương.
Quyết định tạm ngừng nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu trở lại hàng hóa vào Việt Nam được thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu và được cập nhật trên website của Cục Bảo vệ thực vật (http://www.ppd.gov.vn).
Điều 21. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu và nơi tập kết
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, hồ sơ liên quan để phục vụ công tác kiểm tra;
2. Tiến hành kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu theo phương thức và trình tự thủ tục được quy định tại Thông tư này;
3. Quyết định biện pháp xử lý và giám sát việc xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu;
4. Thông báo kết quả kiểm tra chính xác, khách quan và trung thực;
5. Tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm tra, lấy mẫu thực phẩm thực vật để kiểm nghiệm theo quy định;
6. Phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, xử lý và giám sát quá trình xử lý các trường hợp vi phạm quy định về ATTP theo quy định của pháp luật;
7. Thu phí theo quy định.
Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu
1. Đề nghị áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.
2. Nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
3. Thanh toán chi phí thực tế trong việc xử lý lô hàng không đạt yêu cầu ATTP.
4. Đề nghị cơ quan kiểm tra mặt hàng của mình xem xét lại kết quả kiểm tra hoặc đề nghị Cục Bảo vệ thực vật chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng kiểm tra lại trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu.
Chịu chi phí cho việc kiểm tra lại nếu kết quả kiểm tra lại phù hợp với kết quả kiểm tra lần đầu.
5. Đề nghị bằng văn bản một trong các biện pháp xử lý đối với lô hàng hoặc mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu được cơ quan kiểm tra đưa ra trong thông báo quy định tại Phụ lục XI Thông tư này.
6. Bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hải quan tại nơi lưu giữ lô hàng để cơ quan kiểm tra tiến hành lấy mẫu tại đúng địa điểm mà tổ chức, cá nhân nhập khẩu đã đăng ký, sau khi lô hàng được làm thủ tục khai báo hải quan.
7. Thực hiện quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nếu lô hàng hoặc mặt hàng không đạt yêu cầu.

Chương IV
BẢO ĐẢM ATTP THỰC VẬT XUẤT KHẨU

Điều 23. Xử lý lô hàng thực phẩm thực vật xuất khẩu phải nhập trở lại do không đạt yêu cầu ATTP của nước nhập khẩu
1. Căn cứ kết quả kiểm tra của nước nhập khẩu, xử lý lô hàng như sau:
a) Lô hàng được lưu thông ở Việt Nam nếu đạt quy chuẩn hoặc quy định ATTP của Việt Nam.
b) Lô hàng không đạt tiêu chuẩn ATTP của Việt Nam phải áp dụng một trong các hình thức xử lý quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 44 Thông tư này.
2. Cơ sở có lô hàng không đạt yêu cầu ATTP của nước xuất khẩu phải thực hiện truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 42 Thông tư này.

Chương V
NHÃN, BAO GÓI, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN THỰC PHẨM THỰC VẬT

Điều 24. Nhãn
Thực hiện ghi nhãn cho thực phẩm thực vật theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 04 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Nhãn hàng hóa.
Điều 25. Bao gói
Thực hiện bao gói thực phẩm theo quy định tại Điều 18 Luật An toàn thực phẩm. Thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến, chứa đựng, bao gói thực phẩm phải đáp ứng:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-4:2015/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Điều 26. Bảo quản
Thực hiện bảo quản thực phẩm thực vật theo quy định tại Điều 20 Luật An toàn thực phẩm và Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Điều 27. Vận chuyển
1. Thiết bị vận chuyển và các dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong quá trình vận chuyển được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch.
2. Thiết bị dụng cụ phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi vận chuyển thực phẩm.
3. Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm.

Chương VI
QUẢNG CÁO THỰC PHẨM THỰC VẬT

Điều 28. Nội dung quảng cáo thực phẩm thực vật
1. Nội dung quảng cáo thực phẩm thực vật phải phù hợp với quy định của Việt Nam hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam hoặc ghi nhãn hàng hóa hoặc hồ sơ công bố hợp chuẩn hoặc hồ sơ công bố hợp quy hoặc hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Quảng cáo thực phẩm thực vật phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên sản phẩm thực phẩm thực vật;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
3. Nội dung quảng cáo thực phẩm thực vật phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 29 Thông tư này xác nhận.
Điều 29. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thực vật
1. Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thực vật đối với báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của Trung ương, phát hành toàn quốc.
2. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thực vật đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện:
a) Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của địa phương;
b) Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo;
c) Phương tiện giao thông;
d) Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao;
đ) Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo;
e) Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 29 của Thông tư này;
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bản giấy hoặc bản điện tử.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XII Thông tư này;
b) Sản phẩm quảng cáo (nội dung, hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự);
c) Bản sao chụp một trong các loại giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn;
Giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn;
Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với thực phẩm phẩm phải công bố hợp quy);
Công bố tiêu chuẩn áp dụng.
d) Đối với thực phẩm biến đổi gen, chiếu xạ nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) và các tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thực vật
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 29 Thông tư này cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII Thông tư này. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

Chương VII
GIÁM SÁT AN TOÀN THỰC PHẨM THỰC VẬT

Điều 31. Mục tiêu giám sát
Giám sát ATTP được tiến hành trên các đối tượng thực phẩm thực vật nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu về ATTP để phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố trong lĩnh vực ATTP thực vật.
Điều 32. Phương thức và nội dung giám sát
1. Nội dung giám sát: Thực hiện giám sát ATTP đối với thực phẩm thực vật tại tất cả các công đoạn từ sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, buôn bán, nhập khẩu, xuất khẩu thông qua việc thu thập, kiểm nghiệm mẫu thực phẩm thực vật để đánh giá một chỉ tiêu hoặc một nhóm chỉ tiêu đối với một thực phẩm thực vật, nhóm thực phẩm thực vật theo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Phương thức giám sát
a) Giám sát trọng điểm: Cục Bảo vệ thực vật thực hiện đối với các loại thực phẩm thực vật có nguy cơ cao về ATTP, thực phẩm thực vật xuất khẩu.
b) Giám sát hàng năm: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện định kỳ hàng năm, đối với các loại thực phẩm thực vật đã được phê duyệt trong kế hoạch, nhằm giám sát việc tuân thủ quy định về ATTP.
Điều 33. Phòng kiểm nghiệm mẫu giám sát ATTP
1. Phòng kiểm nghiệm mẫu giám sát ATTP là phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Y tế hoặc Bộ Công thương chỉ định, có lĩnh vực thử nghiệm phù hợp với phạm vi kiểm nghiệm mẫu giám sát ATTP.
2. Phòng kiểm nghiệm mẫu giám sát ATTP có trách nhiệm bảo đảm kết quả kiểm nghiệm chính xác, khách quan; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm do Phòng thực hiện và thông báo kết quả kiểm nghiệm cho cơ quan giám sát theo thỏa thuận đã thống nhất giữa hai bên.
Điều 34. Người lấy mẫu
Người lấy mẫu có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về lấy mẫu hoặc có chứng chỉ, giấy chứng nhận tham gia đào tạo, tập huấn có nội dung về lấy mẫu ATTP theo quy định tại Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón và Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.
Điều 35. Nội dung kế hoạch giám sát
Kế hoạch giám sát bao gồm các nội dung chính sau:
1. Mục tiêu của kế hoạch;
2. Xác định công đoạn giám sát trong chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực vật;
3. Thực phẩm thực vật và chỉ tiêu ATTP giám sát
Nội dung này dựa trên một hoặc một số tiêu chí sau:
a) Thực phẩm thực vật, chỉ tiêu bị phát hiện vi phạm quy định về ATTP theo phản ánh của người tiêu dùng, các phương tiện truyền thông, cảnh báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ATTP;
b) Thực phẩm thực vật, chỉ tiêu bị phát hiện không bảo đảm ATTP từ kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP của năm trước;
c) Thực phẩm thực vật, chỉ tiêu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể;
d) Thông tin cảnh báo nước ngoài về các lô hàng xuất khẩu;
đ) Mức tiêu thụ thực phẩm, khối lượng và giá trị của thực phẩm thực vật được sản xuất trong nước và nhập khẩu;
e) Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương;
g) Kết quả phân tích nguy cơ, tư vấn trên cơ sở khoa học của các cơ quan liên quan.
h) Theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Địa điểm lấy mẫu giám sát
Nội dung này cần đáp ứng những tiêu chí sau:
a) Bảo đảm lấy mẫu đại diện;
b) Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc;
c) Phù hợp với mục tiêu kế hoạch giám sát.
5. Số lượng mẫu giám sát
Nội dung này dựa trên một hoặc một số tiêu chí sau:
a) Thông tin cảnh báo về chỉ tiêu ATTP của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nước và cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu;
b) Kết quả phân tích nguy cơ liên quan đến thực phẩm giám sát;
c) Theo yêu cầu quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Dự kiến thời gian thực hiện lấy mẫu giám sát đối với từng loại thực phẩm thực vật;
7. Dự trù kinh phí triển khai hoạt động giám sát của đơn vị.
8. Quy trình lấy mẫu, bảo quản, giao nhận mẫu giám sát.
Điều 36. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch giám sát
1. Cục Bảo vệ thực vật xây dựng kế hoạch giám sát ATTP thực vật trọng điểm trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt; hướng dẫn Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xây dựng kế hoạch giám sát ATTP thực vật hàng năm vào tháng 9.
2. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật căn cứ vào hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật, đề xuất kế hoạch giám sát ATTP thực vật của năm tiếp theo trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phê duyệt vào tháng 10 hàng năm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, phê duyệt kế hoạch giám sát ATTP thực vật do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề xuất chậm nhất vào tháng 12. Sau khi kế hoạch giám sát ATTP thực vật được phê duyệt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật báo cáo Cục Bảo vệ thực vật để theo dõi và tổng hợp.
Điều 37. Thu thập mẫu giám sát
1. Căn cứ vào kế hoạch giám sát thực phẩm thực vật đã được phê duyệt, đơn vị được giao thực hiện lấy mẫu tổ chức việc thu thập mẫu giám sát.
2. Mẫu sau khi lấy được niêm phong, mã hóa và được đơn vị lấy mẫu gửi đến các phòng kiểm nghiệm được quy định tại Điều 33 Thông tư này.
3. Tổ chức, cá nhân có mẫu giám sát cung cấp mẫu và các thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của mẫu giám sát theo yêu cầu của cơ quan giám sát.
Điều 38. Giao nhận và kiểm nghiệm mẫu giám sát
1. Đại diện đơn vị thực hiện lấy mẫu và Phòng kiểm nghiệm giao nhận mẫu và lập biên bản giao nhận mẫu theo đúng kế hoạch giám sát đã được phê duyệt.
2. Phòng kiểm nghiệm có quyền từ chối tiếp nhận các mẫu có thông tin sai hoặc trong tình trạng bao gói, bảo quản không đúng theo yêu cầu, có khả năng ảnh hưởng đến kết quả kiểm nghiệm. Đối với trường hợp này, đơn vị thực hiện lấy mẫu lại.
3. Phòng kiểm nghiệm thực hiện kiểm nghiệm mẫu giám sát, gửi ngay kết quả kiểm nghiệm về cơ quan giám sát để xử lý theo quy định.
Điều 39. Căn cứ đối chiếu kết quả giám sát
Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn Việt Nam và các quy định của nhà nước có liên quan về các chỉ tiêu ATTP đối với thực phẩm.
Điều 40. Xử lý khi kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm ATTP
Mẫu giám sát ATTP thực vật có kết quả kiểm nghiệm không bảo đảm ATTP, thực hiện như sau:
1. Cơ quan giám sát
a) Thông báo bằng văn bản tới cơ sở có mẫu giám sát không bảo đảm ATTP, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, thu hồi thực phẩm không bảo đảm ATTP, điều tra nguyên nhân, thực hiện hành động khắc phục.
b) Thông báo bằng văn bản kết quả giám sát tới các cơ quan chức năng địa phương được phân công quản lý ATTP tại công đoạn sản xuất, kinh doanh có mẫu giám sát không bảo đảm ATTP để có biện pháp kiểm soát phù hợp.
c) Gửi báo cáo cho Cục Bảo vệ thực vật để Cục thông báo cho cơ quan thẩm quyền về ATTP của nước xuất khẩu, đề nghị truy xuất, điều tra nguyên nhân, đưa ra các biện pháp khắc phục (đối với thực phẩm nhập khẩu).
2. Cơ sở có thực phẩm không bảo đảm ATTP thực hiện việc truy xuất thực phẩm, điều tra nguyên nhân, thực hiện hành động khắc phục.
3. Việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn thực hiện theo quy định tại Chương VI của Thông tư này.
4. Trường hợp quá thời hạn yêu cầu không nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và thực hiện hành động khắc phục của cơ sở, cơ quan giám sát thông báo và đề nghị bằng văn bản tới cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành để tổ chức thanh tra đột xuất và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật thanh tra.
5. Trong trường hợp cần thiết, Cục Bảo vệ thực vật xây dựng kế hoạch kiểm tra; thông báo và phối hợp với cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát ATTP và điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam.

Chương VIII
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC, THU HỒI VÀ XỬ LÝ THỰC PHẨM THỰC VẬT KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN

Điều 41. Mục tiêu và nguyên tắc truy xuất nguồn gốc thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn
1. Mục tiêu của việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn là tìm ra nguyên nhân gây mất ATTP trong các công đoạn từ sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, buôn bán, nhập khẩu để áp dụng biện pháp khắc phục và có hình thức xử lý thích hợp.
2. Nguyên tắc truy xuất:
a) Việc truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đó thực hiện.
b) Hệ thống truy xuất nguồn gốc của cơ sở (được thiết lập theo hướng dẫn tại Phụ lục XIV Thông tư này) đảm bảo vận hành liên tục, cung cấp đầy đủ thông tin, trong thời gian nhanh nhất có thể.
Điều 42. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn khi cơ quan kiểm tra, giám sát yêu cầu hoặc khi cơ sở phát hiện thực phẩm do chính cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực vật thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn như sau:
a) Tiếp nhận thông tin cảnh báo;
b) Xác định, nhận diện lô hàng thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn cần truy xuất, nhận diện các công đoạn sản xuất liên quan đến lô hàng, xác định nguyên nhân và công đoạn gây mất an toàn cho thực phẩm thông qua hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được cơ sở thiết lập;
c) Thông báo và yêu cầu người có trách nhiệm trong toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh thống kê số lượng thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;
d) Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và hình thức xử lý.
Điều 43. Thu hồi thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn
1. Thu hồi tự nguyện
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có thực phẩm thu hồi thông báo tới người có trách nhiệm trong toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh để dừng việc sản xuất, kinh doanh và thu hồi thực phẩm. Sau khi kết thúc việc thu hồi, báo cáo thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn với cơ quan có thẩm quyền.
2. Thu hồi bắt buộc
a) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Thông tư này ban hành Quyết định thu hồi. Quyết định thu hồi cần nêu rõ: căn cứ thẩm quyền, căn cứ thu hồi, thông tin thực phẩm thu hồi, tổ chức, cá nhân thực hiện thu hồi, thời điểm thực hiện, thời hạn thực hiện, hình thức xử lý sau thu hồi, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thu hồi và cơ quan giám sát thu hồi.
b) Ngay khi nhận được Quyết định thu hồi, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có thực phẩm phẩm thu hồi phải thông báo tới những người có trách nhiệm trong hệ thống sản xuất, kinh doanh (cơ sở sản xuất, các kênh phân phối, đại lý, cửa hàng) để dừng việc sản xuất, kinh doanh và niêm phong thực phẩm.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thực hiện việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn trong thời hạn ghi trong Quyết định và chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.
c) Trong trường hợp quá thời hạn thu hồi mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện việc thu hồi thì xử lý theo quy định của pháp luật.
d) Cơ quan ra Quyết định thu hồi có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát việc thu hồi.
Điều 44. Hình thức xử lý thực phẩm thực vật không đảm bảo an toàn
1. Khắc phục lỗi ghi nhãn: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm thực phẩm ghi nhãn chưa theo quy định.
2. Chuyển mục đích sử dụng: áp dụng đối với những trường hợp thực phẩm hết hạn sử dụng, không phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu nhưng không có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm.
3. Tái xuất: áp dụng đối với các trường hợp thực phẩm nhập khẩu không đảm bảo an toàn; thực phẩm nhập khẩu hết hạn sử dụng; thực phẩm chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Tiêu hủy: áp dụng đối với thực phẩm bị biến chất, thiu, thối; thực phẩm sử dụng chất phụ gia hoặc chất hỗ trợ chế biến vượt quá mức giới hạn cho phép; thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc bị cấm sử dụng, hóa chất không rõ nguồn gốc; thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Việc tiêu hủy thực phẩm không bảo đảm an toàn phải theo quy định của pháp luật và phải được cơ quan kiểm tra về an toàn thực phẩm, chính quyền địa phương kiểm tra, xác nhận kết quả tiêu hủy.
Điều 45. Cơ quan kiểm tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn
1. Cục Bảo vệ thực vật
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra việc tuân thủ quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực vật.
b) Kiểm tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm thực vật không đảm bảo an toàn theo thông tin cảnh báo từ nước nhập khẩu và hệ thống cảnh báo ATTP quốc tế mà Việt Nam tham gia.
2. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm thực vật không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường và theo thông tin cảnh báo của Cục Bảo vệ thực vật.
b) Trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm trong tr¬ường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra cấp trên.

Chương IX
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 46. Cục Bảo vệ thực vật
1. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu thực hiện kiểm tra ATTP thực vật nhập khẩu; chỉ đạo, hướng dẫn Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xây dựng, thực hiện Kế hoạch giám sát ATTP thực vật; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; xác nhận kiến thức ATTP thực vật; thẩm định, xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thực vật; kiểm tra truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm thực vật không đảm bảo an toàn.
2. Hàng năm, xây dựng kế hoạch, dự toán và quyết toán kinh phí (do ngân sách nhà nước cấp) cho việc thực hiện kiểm tra ATTP thực vật đối với nước xuất khẩu; kiểm tra ATTP thực vật nhập khẩu; giám sát ATTP thực vật trọng điểm. Tổng hợp chung vào dự toán, quyết toán hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
3. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện Thông tư này của Cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
4. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ bảo đảm an toàn thực phẩm cho các Cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
5. Hàng năm hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về: tình hình kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường, trường hợp tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam theo quy định tại Điều 20 Thông tư này; tổng hợp kết quả giám sát ATTP thực vật; kết quả cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; kết quả kiểm tra việc thực hiện và tuân thủ quy định về truy xuất, thu hồi và xử lý thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn trong phạm vi cả nước.
6. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động bảo đảm ATTP thực vật thuộc phạm vi quản lý được phân công; bảo mật thông tin theo quy định hiện hành.
7. Thu phí theo quy định hiện hành.
Điều 47. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này trong phạm vi được phân công trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Tổng hợp, phê duyệt kế hoạch giám sát ATTP thực vật hàng năm của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật.
3. Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức truy xuất, thu hồi, xử lý thực phẩm thực vật không bảo đảm ATTP và giám sát quá trình thực hiện.
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức bảo đảm ATTP cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý; Tổ chức phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Hàng năm hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về: Tình hình kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường; tổng hợp kết quả giám sát ATTP thực vật; kết quả cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; kết quả kiểm tra việc thực hiện và tuân thủ quy định về truy xuất, thu hồi và xử lý thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn trong phạm vi của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 48. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
1. Xây dựng kế hoạch, dự toán và quyết toán kinh phí (do ngân sách nhà nước cấp) cho việc thực hiện kiểm tra, giám sát ATTP thực vật hàng năm trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
2. Thực hiện kiểm tra, giám sát ATTP thực vật trên địa bàn; thông báo ngay với Cục Bảo vệ thực vật và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các trường hợp thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm ATTP và kết quả khắc phục.
3. Phối hợp tổ chức và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ bảo đảm ATTP thực vật do Cục Bảo vệ thực vật tổ chức.
4. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra.
5. Phổ biến, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện quy định của Thông tư này.
6. Báo cáo định kỳ hàng quý, báo cáo tổng hợp hàng năm vào tháng 12 hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Bảo vệ thực vật về: tình hình kiểm tra ATTP thực vật nhập khẩu lưu thông trên thị trường; kết quả giám sát ATTP thực vật; kết quả cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; kết quả kiểm tra việc thực hiện và tuân thủ quy định về truy xuất, thu hồi và xử lý thực phẩm thực vật không bảo đảm an toàn và nội dung khác theo nhiệm vụ được phân công.
7. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động bảo đảm ATTP thực vật thuộc phạm vi quản lý được phân công; bảo mật thông tin theo quy định hiện hành.
8. Cung cấp hồ sơ, giải trình đầy đủ và chính xác các vấn đề có liên quan đến hoạt động bảo đảm ATTP khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu.
9. Thu phí theo quy định hiện hành.

Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 49. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày … tháng … năm 201…
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 12/2015/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.
3. Bãi bỏ Điều 16 Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 50. Điều khoản chuyển tiếp
1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được coi là tương đương với Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định của Thông tư này.
2. Giấy xác nhận kiến thức về ATTP đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được coi là tương đương với Giấy xác nhận kiến thức về ATTP theo quy định của Thông tư này.
3. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc kiểm tra, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với thực phẩm thực vật; giám sát ATTP đối với thực phẩm thực vật; xác nhận nội dung quảng cáo, truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm thực vật sẽ không thực hiện theo quy định tại các Thông tư sau:
Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn;
Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
Điều 51. Sửa đổi, bổ sung
Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:                                                          

– Văn phòng Chính phủ;

– Bộ Nông nghiệp & PTNT;

– Website Bộ Nông nghiệp & PTNT;

– UBND các tỉnh/TP trực thuộc TW;

– Công báo Chính phủ, website Chính phủ;

– Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;

– Sở NN&PTNT các tỉnh/TP trực thuộc TW;

– Chi cục TT-BVTV các tỉnh/TP trực thuộc TW;

– Cục QLCLNLTS;

– Vụ PC Bộ Nông nghiệp & PTNT;

– Các đơn vị thuộc Cục BVTV;

– Lưu: VT, Cục BVTV.

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Xuân Cường

 

Phụ lục I

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(Ban hành kèm theo Thông tư số  ……../TT-BNNPTNT  ngày ……. tháng …… năm 201…

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 (Tên cơ quan cấp trên)

(Tên cơ quan có thẩm quyền cấp)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

 

(Tên cơ quan có thẩm quyền cấp)

 

CHỨNG NHẬN

Tên cơ sở: ………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ nơi sản xuất/sơ chế/chế biến/buôn bán: ……………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

         Đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất/sơ chế/chế biến/buôn bán thực phẩm thực vật :

  1. …………………………………………………………………………………………………………………….
  2. …………………………………………………………………………………………………………………….
  3. …………………………………………………………………………………………………………………….

 

Giấy chứng nhận này có giá trị từ ngày … tháng … năm …đến ngày … tháng … năm …

Số: …GCN/SNN-

Cấp lần thứ …

Thay thế giấy chứng nhận số …….. cấp ngày ……………………………(*)

(*) Ghi trong trường hợp cấp lại

…, ngày tháng năm 20

Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Ghi chú: 

Cơ quan có thẩm quyền cấp ghi cụ thể loại hình cơ sở được cấp chứng nhận: sản xuất/sơ chế/chế biến/buôn bán hoặc cả 2, 3, 4 loại; ghi cụ thể sản phẩm thực phẩm như: rau, quả, chè ….


Phụ lục II

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(Ban hành kèm theo Thông tư số  ……../TT-BNNPTNT  ngày ……. tháng …… năm 201…

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

                                                                                   ………, ngày……tháng…….năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp)

 

  1. Tên cơ sở: ……………………………………………………………………………
  2. Địa chỉ :………………………………………………………………………………
  3. Điện thoại ……..………..Fax …..……………..Email……………….…………………
  4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập số:……………..
Đề nghị Quí cơ quan
 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện  Sản xuất: thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Sơ chế: thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Chế biến: thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Buôn bán: thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

 Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện  Sản xuất: thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Sơ chế: thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Chế biến: thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Buôn bán: thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Lý do:  Mất      Hư hỏng   Bị lỗi   Thay đổi   Hết hiệu lực
  1. Địa chỉ nơi sản xuất/sơ chế/chế biến/buôn bán:………………………………………

……………………………………………………………………………………………

  1. Có diện tích sản xuất: ..…ha
  2. Công suất sơ chế, chế biến, buôn bán: ……kg/đơn vị thời gian …..

Hồ sơ gửi kèm:

……………………………………………………………………………………………

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, buôn bán thực phẩn có nguồn gốc thực vật an toàn./.

…, ngày…. tháng …. năm…

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục III

MẪU BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT BAN ĐẦU, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, BUÔN BÁN AN TOÀN

(Ban hành kèm theo Thông tư số  ………………./TT-BNNPTNT  ngày ……. tháng …… năm 201

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

BẢN THUYẾT MINH

ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG

SẢN XUẤT BAN ĐẦU, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, BUÔN BÁN THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT

 

  1. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ
  2. Tên cơ sở: ………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………….Fax:……………………Email: …………………………………………….

  1. Đại diện cơ sở: ………………………………………..Chức vụ………………………………………….

Điện thoại…………………………………………………………………………………………………………..

  1. Địa chỉ nơi sản xuất ban đầu/sơ chế/chế biến/buôn bán: ………………………………………………….

Điện thoại: …………………….Fax:……………………Email: …………………………………………….

Số, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập:……………………………………………………………………………………………………………

  1. Loại hình:

Sản xuất ban đầu       Sơ chế  Chế biến                Buôn bán

  1. Sản phẩm thực phẩm : ………………………………………………………………………………………..
  2. TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ
  3. Nhân lực:

Danh sách cơ sở sản xuất/ người lao động trực tiếp sơ chế, chế biến, buôn bán thực phẩm có nguồn gốc thực vật an toàn

TT Họ tên cơ sở/

người lao động trực tiếp*

Diện tích

 đất trồng (ha)

Chứng chỉ tập huấn Giấy chứng nhận sức khỏe*

Ghi chú: * áp dụng với cơ sở sơ chế, chế biến, buôn bán

  1. Sản xuất (không áp dụng với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ)

2.1. Đất canh tác:

Diện tích sản xuất thực phẩm có nguồn gốc thực vật an toàn đăng ký: …………….ha (hoặc quy mô sản xuất ……….kg/đơn vị thời gian);

Địa điểm: Thôn………………xã, (phường)……….………huyện (quận)………….

Bản đồ giải thửa hoặc sơ đồ khu vực sản xuất: …………….…………….……

Kết quả phân tích đất (nếu có): …………….…………….……………………

Khu vực sản xuất cách ly các nguồn gây ô nhiễm …..…..m.

2.2. Nguồn nước:

Nguồn nước tưới trong sản xuất (sông, ao hồ, nước ngầm…):…………………

Nước dùng cho sản xuất rau mầm, rau thủy canh: …….……………….………

Kết quả phân tích nước tưới (nếu có): ………….…………….…………….…..

2.3. Quy trình sản xuất:

Các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật đăng ký sản xuất: …………………

…………………………………………………………………………………..

Các quy trình sản xuất:………………………………………………….………

…………………………………………………………………………………..

  1. Sơ chế

3.1. Địa điểm, nhà xưởng

Khu vực sơ chế, cách ly các nguồn gây ô nhiễm …..…..m.

Diện tích khu sơ chế …..m2, loại nhà:…………………..

3.2.  Nước, thiết bị, dụng cụ sơ chế:

Nguồn nước:……….…………….…………….…………….…………….……..

Tên, tình trạng thiết bị, dụng cụ: ……….…………….…………….……………

3.3. Điều kiện bao gói thực phẩm:………………………………………………..

3.4. Quy trình sơ chế:

Các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật đăng ký sơ chế: ……………………..

……………………………………………………………………………………

Các quy trình sơ chế:  ……….…………….…………….……………………………..

  1. Chế biến:

4.1. Địa điểm, nhà xưởng

Khu vực  chế biến, cách ly các nguồn gây ô nhiễm …..…..m.

Diện tích khu chế biến …..  m2, loại nhà:……….

Diện tích kho bảo quản :……m2, tình trạng kỹ thuật:……

4.2. Nước

Hệ thống nước: ……….…………….…………….…………….………………

Hệ thống hơi nước: ……….…………….…………….…………….………….

Tiêu chuẩn nước: ……….…………….…………….…………….…………….

4.3. Xử lý chất thải: ……….…………….…………….…………….……………

4.4. Thiết bị, dụng cụ chính

Tên thiết bị/dụng cụ Số lượng Nước sản xuất Năm bắt đầu sử dụng Ghi chú

4.5. Sử dụng và bảo quản hóa chất: ……….…………….…………….…………

Các chất phụ gia thực phẩm:……….…………….…………….………………..

Hóa chất để khử trùng, tẩy rửa: ……….…………….…………….…………

4.6. Phương tiện vệ sinh an toàn lao động: ……….…………….…………….…

4.7. Điều kiện bao gói thực phẩm

Bao gói: ……….…………….…………….……………………….……………

Nhãn: ……….…………….…………….……………………….…………….

4.8.  Quy trình chế biến:

Các loại thực phẩm đăng ký: …………………………………………………….

Các quy trình chế biến: …………………………………………………………..

  1. Buôn bán:

5.1. Địa điểm buôn bán

Khu vực  buôn bán, cách ly các nguồn gây ô nhiễm …..…..m.

Diện tích khu buôn bán …..  m2, loại nhà:……….

Diện tích kho bảo quản :……m2, tình trạng kỹ thuật:……

5.2. Xử lý chất thải: ……….…………….…………….…………….…………

5.3. Thiết bị, dụng cụ chính

Tên thiết bị/dụng cụ Số lượng Nước sản xuất Năm bắt đầu sử dụng Ghi chú
  1. Những thông tin khác (nếu có)

……………………………………………………………………………………

Chúng tôi cam kết các thông tin trong bản kê khai là đúng sự thật.

…, ngày…. tháng …. năm…

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

         

 


 

Phụ lục IV

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO

AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT BAN ĐẦU THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số …………/TT-BNNPTNT  ngày …. tháng  ….. năm 201

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên cơ quan kiểm tra

 

Số:            /BB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                    

BIÊN BẢN

Đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm

cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật

 

 

Căn cứ Quyết định số………/……………ngày……/……/………của……………..…

…………………………………………………………………………………………..

  1. Ngày kiểm tra: …………………….………………………………………………
  2. Tên cơ sở kiểm tra: …………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………..Fax: …………………..Email:…………………………

Người đại diện: ………………………………….Chức vụ: …………………………

Số, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập:……………………………………………………………………………………………………………

Diện tích sản xuất thực phẩm có nguồn gốc thực vật an toàn đăng ký: …………….ha (hoặc quy mô sản xuất ……….kg/đơn vị thời gian)

Địa điểm: Thôn……………….xã, (phường)…………huyện (quận)………………..…..

  1. Thành phần Đoàn đánh giá:

Ông (bà)………………………………………Chức vụ:……………………………….

Ông (bà)………………………………………Chức vụ:……………………………….

Ông (bà)………………………………………Chức vụ:……………………………….

  1. Sản phẩm thực phẩm:…………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Kết quả đánh giá
 

 

STT

Chỉ tiêu đánh giá Kết quả đánh giá
Đạt Không đạt
1. Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất và nhân lực
1.1 Địa điểm sản xuất
a) Không trái với quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phương (trừ rau mầm và nấm).
b) Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như: mùi, khói, bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sinh hoạt khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nghĩa trang.
1.2. Đường dẫn đến địa điểm sản xuất và đường nội đồng đáp ứng việc đi lại, vận chuyển vật tư, sản phẩm và không gây ô nhiễm cho quá trình sản xuất.
1.3 Nơi bảo quản, xử lý phân bón, tàn dư thực vật và nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ pha, bình bơm được che nắng mưa, cách ly với khu vực chứa sản phẩm, nguồn nước tưới. Đối với nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật phải được khoá cẩn thận, không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng phía trên thuốc dạng bột.  
1.4 Có bể hoặc dụng cụ chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Bể hoặc dụng cụ chứa phải có đáy, mái che, đảm bảo không cho thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư phát tán ra bên ngoài
1.5 Đối với rau mầm: nơi sản xuất có mái che; không sản xuất trực tiếp trên nền đất, có biện pháp phòng trừ côn trùng và động vật gây hại
1.6 Đất canh tác và giá thể
a)

Hàm lượng các kim loại nặng trong đất, giá thể không vượt quá giá trị quy định tại Phụ lục 1 của QCVN 01-132:2013/BNNPTNT

b) Trường hợp đất có chứa kim loại nặng vượt giá trị tối đa cho phép thì phải có biện pháp cải tạo đất hoặc lựa chọn loài cây trồng, biện pháp canh tác phù hợp và phân tích mẫu sản phẩm; nếu mức độ ô nhiễm của sản phẩm trong giới hạn cho phép thì được chấp nhận đủ điều kiện sản xuất đối với loài cây trồng được lấy mẫu phân tích.
1.7 Nước tưới
a) Hàm lượng các kim loại nặng, vi sinh vật gây hại trong nước tưới không vượt quá giá trị quy định tại Phụ lục 2 của QCVN 01-132:2013/BNNPTNT
b) Trường hợp nước có chứa kim loại nặng, vi sinh vật gây hại vượt giá trị tối đa cho phép thì phải có biện pháp cải tạo nước tưới hoặc lựa chọn loài cây trồng, biện pháp canh tác phù hợp và phân tích mẫu sản phẩm; nếu mức độ ô nhiễm của sản phẩm trong giới hạn cho phép thì được chấp nhận đủ điều kiện sản xuất đối với loài cây trồng được lấy mẫu phân tích.
c) Đối với sản xuất rau mầm, nước tưới phải đạt chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế.  
1.8 Có quy định về vệ sinh cá nhân trong khu vực sản xuất; trường hợp có nhà vệ sinh trong khu vực sản xuất thì phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh theo QCVN 01:2011/BYT ngày 24/6/2011 của Bộ Y tế.
1.9 Yêu cầu về tổ chức và lao động
Chủ cơ sở và người lao động trực tiếp có Chứng chỉ tập huấn về an toàn thực phẩm.
2 Điều kiện trong quá trình sản xuất
2.1 Giống, gốc ghép
a) Sử dụng giống có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang có hiệu lực hoặc giống địa phương, giống cây trồng bản địa đã được sản xuất, tiêu dùng, không gây độc cho người.
b) Hạt giống, cây giống, gốc ghép sử dụng có nguồn gốc rõ ràng.
2.2 Phân bón
a) Sử dụng phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang có hiệu lực.
b) Phân bón sử dụng có nguồn gốc rõ ràng
c) Không được sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động vât). Trường hợp sử dụng các loại phân này phải được xử lý hoai mục và đảm bảo vệ sinh môi trường.
d) Các dụng cụ, nơi phối trộn và lưu giữ phân bón sau khi sử dụng được vệ sinh thường xuyên.
2.3 Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất khác
a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang có hiệu lực.
b) Dụng cụ pha, bình bơm phun thuốc bảo đảm an toàn và được vệ sinh thường xuyên.
c) Phải mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
d) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc; đúng nồng độ, liều lượng; đúng lúc; đúng cách.
đ) Thuốc bảo vệ thực vật phải giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc.
e) Thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng phải ghi chép, ký hiệu để theo dõi và lưu giữ tại nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định của nhà nước.
f) Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hóa chất khác cần được lưu trữ riêng nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm
2.4 Thu hoạch
a) Dụng cụ thu hoạch, bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải phù hợp quy định tại QCVN 12-1:2011/BYT, QCVN 12-2:2011/BYT, QCVN 12-3:2011/BYT và QCVN 12-4:2015/BYT của Bộ Y tế.
b) Thiết bị, dụng cụ thu hoạch phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng
c) Thu hoạch sản phẩm đúng thời gian cách ly theo hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
d) Sản phẩm sau thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất.
đ) Phương tiện vận chuyển cần được làm sạch trước khi vận chuyển sản phẩm. Không vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm.
2.5 Chăn thả vật nuôi

Không thả rông vật nuôi trong vùng sản xuất. Nếu chăn nuôi thì phải có chuồng trại và biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm cho khu vực sản xuất và sản phẩm sau thu hoạch.

2.6 Xử lý chất thải
a) Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom thường xuyên, xử lý, tiêu hủy theo quy định Nhà nước.
b) Các chất thải khác trong quá trình sản xuất phải được thu gom, đưa ra khỏi khu vực sản xuất hoặc xử lý thường xuyên, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm ở khu vực sản xuất, nguồn nước và sản phẩm
2.7 Quy trình sản xuất

Có quy trình sản xuất với các biện pháp kỹ thuật cụ thể phù hợp với từng loài, nhóm cây trồng và các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

2.8 Hồ sơ lưu trữ

Thông tin cần ghi chép và lưu giữ tối thiểu 01 năm, tính từ ngày thu hoạch để truy xuất nguồn gốc:

a) Giống, gốc ghép: tên giống, nơi sản xuất, hoá chất xử lý và mục đích xử lý (nếu có).
b) Phân bón: tên phân bón, nơi sản xuất, thời gian sử dụng, liều lượng, phương pháp bón, thời gian cách ly.
c) Thuốc bảo vệ thực vật: tên dịch hại, tên thuốc, nơi mua, thời gian sử dụng, nồng độ, liều lượng, dụng cụ phun, người phun thuốc, thời gian cách ly.
d) Sản phẩm: tên sản phẩm, ngày thu hoạch, mã số lô, khối lượng, tên và địa chỉ khách hàng.
2.9 Kiểm soát, đánh giá

Cơ sở sản xuất phải có quy định nội bộ, trong đó phân công rõ trách nhiệm duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, thực hiện đánh giá và lập báo cáo đánh giá nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.

Ghi chú: Chỉ đánh dấu X vào ô đã được xác định

  1. Kết luận và kiến nghị của đoàn đánh giá: …………………………………………

………………………………………………………………………………..…………

…………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………..…………………………………………

  1. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐD. ĐOÀN ĐÁNH GIÁ

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)


Phụ lục V

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO

AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số  ……………/TT-BNNPTNT  ngày …. tháng …. năm 201

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên cơ quan kiểm tra

 

Số              /BB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm

cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm có nguồn gốc thực vật

 

Căn cứ Quyết định số………/……………ngày……/……/………của…………….

……………………………………………………………………………………………

  1. Ngày kiểm tra: …………………….…………………………………………………
  2. Tên cơ sở kiểm tra: …………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………..Fax: …………………..Email:…………………………

Người đại diện: ………………………………….Chức vụ: …………………………

Số, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập:……………………………………………………………………………………………………………

Diện tích cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm có nguồn gốc thực vật an toàn đăng ký: …………….m2 (hoặc quy mô sơ chế, chế biến ……….kg/đơn vị thời gian)

Địa điểm: thôn………………………xã, (phường)…………huyện (quận)……………..…….

  1. Thành phần Đoàn kiểm tra:

Ông (bà)………………………………………Chức vụ:………………………………

Ông (bà)………………………………………Chức vụ:………………………………

Ông (bà)………………………………………Chức vụ:………………………………

  1. Sản phẩm:…………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………

  1. Kết quả kiểm tra, đánh giá:
STT Chỉ tiêu đánh giá Kết quả đánh giá
Đạt Không đạt
1 Địa điểm  
1.1 Tách biệt khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật.  
1.2 Tách biệt các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.  
2 Nhà xưởng
2.1 Có dây chuyền sản xuất, khu vực phụ trợ bố trí theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng; phân luồng riêng đối với sản phẩm, phụ gia, vật liệu bao gói, phế thải;  
2.2 Tách biệt khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và khu vực phụ trợ liên quan;  
2.3 Nền, trần, tường, cửa làm bằng vật liệu không thấm nước, chống chịu ăn mòn của các chất tẩy rửa, khử trùng. Cửa ra vào, cửa sổ kín, ngăn chặn được động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại xâm nhập;  
2.4 Có hệ thống thông gió bảo đảm thông thoáng, thổi từ khu vực có yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực có yêu cầu vệ sinh thấp hơn, không thổi từ khu vực vệ sinh sang khu vực sản xuất;  
2.5 Có hệ thống chiếu sáng bảo đảm kiểm soát được các thông số chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy trình công nghệ; bóng đèn chiếu sáng trong khu vực chế biến phải được che chắn bằng hộp, lưới bảo đảm mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm;  
2.6 Có thiết bị khí nén sử dụng cho sản xuất thực phẩm được xử lý, tách cặn bẩn, mùi;  
2.7 Có nhà vệ sinh tách biệt với khu vực sản xuất thực phẩm, cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực sản xuất; có phòng thay trang phục bảo hộ lao động;  
2.8 Có hệ thống thoát nước thải chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn.  
3 Nước  
3.1 Có nước sử dụng cho sơ chế, chế biến đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống;

Có nước để vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.

 
3.2 Đường ống nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy, chữa cháy bố trí riêng, phân biệt bằng màu sắc và tách biệt với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm;  
4 Thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến; thu gom và xử lý chất thải; vệ sinh cá nhân  
4.1 Có thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến, chứa đựng, bao gói thực phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; QCVN 12-2:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; QCVN 12-3:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-4:2015/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.  
4.2 Có thiết bị ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại xâm nhập;  
4.3 Có thiết bị, dụng cụ để giám sát, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng, an toàn sản phẩm tương ứng với quy trình công nghệ;
4.4 Có các quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào, quá trình sơ chế, chế biến và sản phẩm sau sơ chế, chế biến, đóng gói đảm bảo an toàn thực phẩm phù hợp với quy định.
4.5 Chỉ sử dụng hóa chất, màng sáp được phép sử dụng để xử lý sản phẩm sau thu hoạch.
4.6 Có phương tiện vận chuyển sạch, không làm nhiễm bẩn vào sản phẩm khi vận chuyển.  
4.7 Dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt; dụng cụ chứa đựng chất thải nguy hại phải có ký hiệu và chỉ thị màu sắc để phân biệt chất thải nguy hại với chất thải khác.  
4.8 Có thiết bị rửa tay, khử trùng, ủng; nơi rửa tay có nước sạch, xà phòng, nước sát trùng, khăn hoặc giấy lau tay sử dụng một lần hoặc có máy sấy khô.
5 Tổ chức và nhân lực  
5.1 Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất thực phẩm có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT;  
5.2 Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.  
5.3 Có quy định nội bộ, trong đó phân công rõ trách nhiệm duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế, chế biến và thực hiện đánh giá nội bộ mỗi năm một lần.
6 Ghi chép, lưu giữ hồ sơ  
6.1 Ghi chép lưu giữ hồ sơ tối thiểu 01 năm, tính từ ngày thu hoạch hoặc nhập sản phẩm.  
6.2 Thông tin cần ghi chép: Tên hoá chất, màng sáp, nơi mua, liều lượng sử dụng trong quá trình sơ chế; tên sản phẩm, mã số lô, khối lượng, ngày thu hoạch, tên cơ sở sản xuất, tên khách hàng.  
7 Kết quả thử nghiệm mẫu  
7.1 Mẫu do đoàn kiểm tra lấy tại cơ sở sơ chế, chế biến để kiểm tra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm  

Ghi chú: Chỉ đánh dấu X vào ô đã được xác định

 

  1. Kết luận và kiến nghị của đoàn kiểm tra: …………………………………………………

 ………………………………………………………………………………..…………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

  1. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra: ……………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐD. ĐOÀN KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 


Phụ lục VI

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO

AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ BUÔN BÁN THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số  ……………/TT-BNNPTNT  ngày …. tháng …. năm 201

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên cơ quan kiểm tra

 

Số              /BB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

Kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm

cơ sở buôn bán thực phẩm có nguồn gốc thực vật

 

Căn cứ Quyết định số………/……………ngày……/……/………của…………..

……………………………………………………………………………………………

  1. Ngày kiểm tra: …………………….…………………………………………………
  2. Tên cơ sở kiểm tra: …………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………..Fax: …………………..Email:…………………………

Người đại diện: ………………………………….Chức vụ: …………………………

Số, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập:……………………………………………………………………………………………………………

Diện tích cơ sở buôn bán thực phẩm có nguồn gốc thực vật an toàn đăng ký: ……………. m2 (hoặc quy mô buôn bán ……….kg/đơn vị thời gian)

Địa điểm: thôn………………………xã, (phường)…………huyện (quận)……………..…….

  1. Thành phần Đoàn kiểm tra:

Ông (bà)………………………………………Chức vụ:………………………………

Ông (bà)………………………………………Chức vụ:………………………………

Ông (bà)………………………………………Chức vụ:………………………………

  1. Sản phẩm:…………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………

  1. Kết quả kiểm tra, đánh giá:
STT Chỉ tiêu đánh giá Kết quả đánh giá
Đạt Không đạt
1 Địa điểm buôn bán  
1.1

 

Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật.  
1.2 Tách biệt với các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;  
1.3 Tách biệt khu vực vệ sinh với khu vực bảo quản, khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm  
2 Thiết bị, dụng cụ buôn bán; thu gom và xử lý chất thải  
2.1 Có thiết bị, dụng cụ vận chuyển, bảo quản sản phẩm đáp ứng các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất;  
2.2 Có thiết bị, dụng cụ chứa đựng, bao gói bày bán sản phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; QCVN 12-2:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; QCVN 12-3:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-4:2015/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.  
2.3 Dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt.  
3 Tổ chức và nhân lực  
3.1 Chủ cơ sở, người trực tiếp buôn bán thực phẩm có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
3.2 Chủ cơ sở và người trực tiếp buôn bán thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.  
4 Ghi chép, lưu giữ hồ sơ  
4.1 Ghi chép lưu giữ hồ sơ tối thiểu 01 năm, tính từ ngày nhập sản phẩm.  
4.2 Thông tin về sản phẩm cần ghi chép: tên sản phẩm, mã số lô, khối lượng, ngày thu hoạch, tên cơ sở sản xuất, tên cơ sở sơ chế, chế biến, tên khách hàng.  
5 Kết quả thử nghiệm mẫu  
5.1 Mẫu do đoàn kiểm tra lấy tại cơ sở buôn bán để kiểm tra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm  

Ghi chú: Chỉ đánh dấu X vào ô đã được xác định

  1. Kết luận và kiến nghị của đoàn kiểm tra: …………………………………………

 ………………………………………………………………………………..…………

…………………………………………………………………………………………..

  1. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra: ……………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐD. ĐOÀN KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Phụ lục VII

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HỒ SƠ CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số …/201…/TT–BNNPTNT ngày … tháng … năm 201… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Hồ sơ của nước xuất khẩu gồm những nội dung sau đây:

  1. Thông tin về hệ thống quản lý và năng lực của cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu về kiểm soát ATTP thực vật
  2. Hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý ATTP thực vật

Mô tả hệ thống tổ chức theo các cấp (các cơ quan liên bang/bang, trung ương/địa phương) kèm theo nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cấp/cơ quan trong kiểm soát ATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật.

  1. Hệ thống các văn bản, tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát và chứng nhận ATTP thực vật

Nêu tên các văn bản, tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát và chứng nhận ATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật

  1. Hệ thống đăng ký, cấp phép, kiểm tra, giám sát việc sử dụng phụ gia, bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật; kiểm soát vi sinh vật gây bệnh; kim loại nặng; nitơrat; độc tố; chiếu xạ; biến đổi gen đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật trong quá trình sản xuất, lưu thông trong nước và xuất khẩu

Mô tả cách thức cơ quan thẩm quyền tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất, kinh doanh trong nước và xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo đảm ATTP.

  1. Chương trình giám sát quốc gia về ATTP thực vật
  2. Hiện trạng sản xuất thực phẩm thực vật và công tác quản lý về an toàn thực phẩm thực vật trong nước và xuất khẩu.

Thông tin tổng quan hiện trạng sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm thực vật (sản phẩm, diện tích, sản lượng, thị trường xuất khẩu, phương thức quản lý, chứng nhận …);

  1. Nội dung và kế hoạch triển khai

Mục đích thực hiện giám sát

Đối tượng giám sát (liệt kê nhóm sản phẩm hàng hóa nằm trong chương trình giám sát)

Phạm vi giám sát (địa điểm, thời điểm lấy mẫu giám sát)

Thời gian giám sát: (từ năm ….đến năm)

Chỉ tiêu giám sát (nêu cụ thể chỉ tiêu giám sát: loại thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, độc tố, vi sinh…)

Số lượng mẫu lấy giám sát: (Nêu rõ số lượng, chủng loại mẫu).

Tổ chức thực hiện (mô tả hoạt động của các đơn vị tham gia hoạt động lấy mẫu giám sát, các đơn vị kiểm nghiệm, hệ thống phòng kiểm nghiệm…)

  1. Kết quả giám sát

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát quốc gia về ATTP của 03 (ba) năm gần đây

Nêu kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, độc tố, vi sinh … trên từng sản phẩm/đối tượng giám của các năm cụ thể.

  1. Kế hoạch giám sát của các năm tiếp theo.

III. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực vật tại nước xuất khẩu

TT Tên thương mại Tên hoạt chất Mục đích sử dụng Mức dư lượng tối đa cho phép (MRLs)
(1) (2) (3) (4) (5)

Ghi chú: Khi có sự thay đổi về danh mục, cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Bảo vệ thực vật.

  1. Danh sách phòng thử nghiệm

 

TT Tên phòng thử nghiệm Phạm vi Phương pháp thử Chứng chỉ được công nhận
(1) (2) (3) (4) (5)
  1. Danh sách thực phẩm thực vật xuất khẩu

 

TT Tên thực vật Tên latin
(1) (2) (3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục VIII

MẤU ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ATTP THỰC VẬT NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số …/201…/TT–BNNPTNT ngày … tháng … năm 201… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM THỰC VẬT NHẬP KHẨU (*)

Số: ……….

Kính gửi: ………………………………………. (**)…………..

 

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: ……………………………………………………

Số CMND/căn cước (đối với cá nhân)……… nơi cấp: ……. ngày cấp: …………

Điện thoại: …………………………………………Fax/e-mail: ………………………….

Đề nghị quý cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm lô hàng nhập khẩu sau: (***)

  1. Tên hàng: ……………………………………. Tên khoa học: ………………………………..

Đặc tính hàng hóa:          Biến đổi gen (tên thực vật biến đổi gen được xác nhận)

 Xử lý chiếu xạ (Mục đích chiếu xạ, liều lượng chiếu xạ)

 Biện pháp khác ….

Cơ sở sản xuất: ……………………………………………………………………………………………….

Mã số (nếu có) ………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….

  1. Số lượng và loại bao bì: …………………………………………………………………………………..
  2. Trọng lượng tịnh: …………………………………………….. Trọng lượng cả bì …………….
  3. Số Bill: ………………………………………………………………………………………………………….
  4. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu: …………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….

  1. Nước xuất khẩu: ……………………………………………………………………………………………..
  2. Cửa khẩu xuất: ………………………………………………………………………………………………..
  3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ……………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………

  1. Cửa khẩu nhập: ………………………………………………………………………………………………
  2. Phương tiện vận chuyển: ………………………………………………………………………………..
  3. Mục đích sử dụng: …………………………………………………………………………………………
  4. Địa điểm kiểm tra ATTP: ……………………………………………………………………………….
  5. Thời gian kiểm tra ATTP: ………………………………………………………………………………
  6. Số bản Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP cần cấp: ……………………………………..

Chúng tôi xin cam kết: Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông/sử dụng sau khi được quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm tra ATTP theo quy định (****).

………………..ngày……tháng…..năm….

Tổ chức, cá nhân đăng ký

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

Xác nhận của Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm: ………………………………………………………..

để làm thủ tục kiểm tra ATTP vào hồi……giờ, ngày…..tháng……năm…….

Hồ sơ:

Đạt  Không đạt Bổ sung thêm

Lý do không đạt:………………………………

Các hồ sơ cần bổ sung: ……………………….

…………………………………………………..

Kết quả xem xét sau khi bổ sung:…………….

Phương thức kiểm tra áp dụng cho lô hàng:

 Kiểm tra thông thường

 Kiểm tra chặt

 Kiểm tra giảm

 

Vào sổ số………………, ngày………tháng…….năm…………

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN

(Ký , đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

Xác nhận của Cơ quan hải quan

(Trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)

Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do:………………………………………..……

…………………………………………………………………………………, ngày ……tháng….. năm …

Hải quan cửa khẩu………………………..

(Ký , đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

______________________________

(*) Đăng ký theo mẫu này được thể hiện trên 2 mặt giấy khổ A4;

(**) Tên cơ quan kiểm tra ATTP;

(***) Phải có đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;

(****) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu.

 

 

Phụ lục IX

MẤU BIÊN BẢN KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ LẤY MẪU

 (Ban hành kèm theo Thông tư số …/201…/TT–BNNPTNT ngày … tháng … năm 201… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

CƠ QUAN KIỂM TRA

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN

KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ LẤY MẪU

Nơi kiểm tra : …………………………………………………………………………………………..

Phương thức kiểm tra:  ¨ Thông thường        ¨ Chặt

Tôi : ………………………………………………………………………………………………………..

Là cán bộ cơ quan kiểm tra: ……………………………………………………………………….

Với sự có mặt của Ông, Bà : ………………………………………………………………………

Theo quy định của pháp luật về kiểm tra an toàn thực phẩm của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã tiến hành kiểm tra và lấy mẫu những hàng thực vật sau đây:

STT Tên hàng thực vật Khối lượng

lô hàng

Số lượng

 

Nơi sản xuất,

mã số (nếu có)

Mẫu trung bình đã lấy
Số lượng Khối lượng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

Kết quả kiểm tra và kết luận của cán bộ kiểm tra:

¨ Kiểm tra hồ sơ, ngoại quan lô hàng đáp ứng yêu cầu về ATTP

¨ Kiểm tra hồ sơ, ngoại quan lô hàng chưa đáp ứng yêu cầu về ATTP

Cụ thể: …………………………………………………………………………………..

¨ Đã lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP theo quy định.

Ông, Bà ………………………………… đã nhận số lượng mẫu ghi trong biên bản này.

Biên bản này được lập thành 02 (hai) bản, 01 (một) bản do người có hàng giữ, 01 (một) bản do cán bộ kiểm tra giữ.

……………, ngày……..tháng…….năm……
Đại diện hải quan, ga xe, hải cảng, sân bay (nếu có)

(ký tên)

      Người có hàng

     (ký tên)

Cán bộ kiểm tra

(ký tên)

 

 

 

 

Phụ lục X

MẤU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA ATTP THỰC VẬT NHẬP KHẨU

 (Ban hành kèm theo Thông tư số …/201…/TT-BNNPTNT ngày … tháng … năm 201… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

GIẤY CHỨNG NHẬN                                                                                               KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Số: …………

Cấp cho: …………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..

Là chủ sở hữu (hoặc người đại diện) lô hàng sau:

STT Tên thương mại Tên khoa học Số lượng/ trọng lượng Phương tiện vận chuyển Nơi đi Nơi đến
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
             

Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu:………………………………………………..

Nước xuất khẩu ………………………………………………………………………………………………….

Cơ sở sản xuất (nếu có):……………………..Mã số (nếu có):…………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………

Cửa khẩu nhập ……………………………………………………………………………………………………

Phương thức kiểm tra: ¨ Thông thường        ¨ Chặt             ¨ Giảm

Căn cứ xem xét việc cấp giấy:

¨ Giấy đăng ký kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu;

¨ Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm và lấy mẫu;

¨ Kết quả phân tích của phòng kiểm nghiệm được chỉ định;

¨ Thông tin, tài liệu khác: …………………………………………………………………………………..

 

CHỨNG NHẬN

¨ Lô hàng trên có kết quả kiểm tra hồ sơ, ngoại quan đáp ứng yêu cầu về ATTP.

¨ Lô hàng có kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu về ATTP.

 

…………., ngày        tháng       năm 20….

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Ghi chú: Nghiêm cấm chở hàng đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan kiểm tra ATTP

Phụ lục XI

MẤU THÔNG BÁO LÔ HÀNG KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU ATTP

 (Ban hành kèm theo Thông tư số …/201…/TT-BNNPTNT ngày … tháng … năm 201… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Cơ quan kiểm tra:

Địa chỉ:

Điện thoại:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

THÔNG BÁO LÔ HÀNG KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU

AN TOÀN THỰC PHẨM

Số:……………

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

Tổ chức, cá nhân xuất khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

Tên hàng:

Ký mã hiệu:

Số lượng:

Khối lượng:

Cơ sở sản xuất (nếu có):

Mã số (nếu có):

Địa chỉ :

Mục đích sử dụng:
Số hợp đồng: Số vận đơn:
Cửa khẩu xuất: Cửa khẩu nhập:
Căn cứ kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm số: ……………… ngày …………

(Tên Cơ quan kiểm tra, chứng nhận)

Thông báo lô hàng nêu trên, có giấy đăng ký kiểm tra số: ……, ngày ………:

KHÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU AN TOÀN THỰC PHẨM

Lý do: …………………..

 

Các biện pháp yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện:………

 

Thời hạn hoàn thành:
Ngày         tháng       năm

Đại diện của cơ quan kiểm tra

(ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Phụ lục XII

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO

THỰC PHẨM THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số    /201… /TT-BNNPTNT ngày …. tháng … năm 201…

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

…..., ngày ….. tháng …… năm  …..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO                                    THỰC PHẨM THỰC VẬT

Kính gửi: … [Tên cơ quan có thẩm quyền]

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: …………………………..

Số CMND/căn cước (đối với cá nhân)……… nơi cấp: ……. ngày cấp: …………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………..

Số điện thoại:………………………………Fax:……………………..E-mail:……………….

Số giấy phép hoạt động :…………………………………………………………

Họ tên và số điện thoại ngư­ời chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ:……………………….

Kính đề nghị cơ quan xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm thực vật sau:

 

STT Tên thực phẩm thực vật Phương tiện quảng cáo
1.
2.

Các tài liệu gửi kèm:

1 ……………………………………………………………………………………………………………..

2 ……………………………………………………………………………………………………………..

3 …………………………………………………………………………………

Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đại diện tổ chức, cá nhân

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục XIII

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số …. /201… /TT-BNNPTNT ngày tháng năm 201

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên cơ quan chủ quản

Tên cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thực vật

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

……., ngày………tháng…….năm 20.

 

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM THỰC VẬT

Số:                   /20… /XNQC-ký hiệu viết tắt của cơ quan có thẩm quyền

[Tên cơ quan có thẩm quyền]………………… xác nhận:

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: …………………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………….

Số điện thoại:………………………..Fax:……………………..E-mail:…………………….

có nội dung quảng cáo (1) các thực phẩm thực vật trong bảng dưới đây phù hợp với quy định hiện hành. 

STT Tên thực phẩm thực vật Phương tiện quảng cáo
1.
2.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quảng cáo thực phẩm thực vật đúng nội dung đã được xác nhận.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên,đóng dấu)

 

 

  1. Nội dung quảng cáo được đính kèm Giấy xác nhận này .

 

Phụ lục XIV

HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC, THU HỒI VÀ XỬ LÝ THỰC PHẨM THỰC VẬT KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số …. /201… /TT-BNNPTNT ngày tháng năm 201

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm được xây dựng theo nguyên tắc “một bước trước – một bước sau” (nhận diện cơ sở sản xuất, kinh doanh và công đoạn sản xuất trước – cơ sở sản xuất, kinh doanh và công đoạn sản xuất sau trong quá trình sản xuất, kinh doanh) để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại công đoạn xác định của quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

  1. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm bao gồm các nội dung chính sau:

  1. Phạm vi áp dụng của hệ thống;
  2. Thủ tục mã hóa, nhận diện nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Thủ tục mã hóa sản phẩm phải đảm bảo thuận lợi để truy xuất được các thông tin cần thiết từ công đoạn sản xuất trước;

Sản phẩm được dán nhãn hoặc định danh hoặc ký hiệu hoặc định dạng theo phương thức thích hợp để dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

  1. Thủ tục ghi chép và lưu trữ hồ sơ trong quá trình sản xuất;
  2. Thủ tục thẩm tra định kỳ và sửa đổi hệ thống;
  3. Thủ tục truy xuất nguồn gốc (người thực hiện, nội dung, cách thức, thời điểm triển khai);
  4. Phân công trách nhiệm thực hiện.
  5. Lưu trữ và cung cấp thông tin
  6. Lưu trữ thông tin
  7. a) Thông tin tối thiểu phải lưu trữ cho mục đích truy xuất tại mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực vật trong nước:

Đối với lô hàng nhận (là lượng nguyên liệu được một cơ sở thu mua, tiếp nhận một lần để sản xuất): Tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở cung cấp lô hàng; Thời gian, địa điểm giao nhận; Thông tin về lô hàng (tên/ chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện).

Đối với lô hàng sản xuất (là lượng hàng xác định được sản xuất theo cùng một quy trình công nghệ, cùng điều kiện sản xuất và cùng một khoảng thời gian sản xuất liên tục): Thông tin về lô hàng sản xuất tại từng công đoạn (thời gian sản xuất, tên/ chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện lô hàng/mẻ hàng).

Đối với lô hàng giao (là lượng thành phẩm của một cơ sở được giao nhận một lần: Tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở tiếp nhận lô hàng; Thời gian, địa điểm giao nhận; Thông tin về lô hàng (chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện);

  1. b) Thông tin tối thiểu phải lưu trữ cho mục đích truy xuất tại mỗi cơ sở nhập khẩu thực phẩm thực vật:

Đối với từng lô hàng nhập khẩu: ngoài các quy định đối với lô hàng giao và lô hàng nhận, cơ sở phải lưu trữ thêm thông tin về cơ sở sản xuất, nước xuất khẩu.

  1. c) Hệ thống quản lý dữ liệu, mã hóa các thông tin truy xuất nguồn gốc phải được lưu trữ bằng phương tiện phù hợp đảm bảo thuận lợi cho việc tra cứu và thời gian tối thiểu phải lưu trữ hồ sơ như sau:

06 (sáu) tháng đối với thực phẩm tươi sống;

02 (hai) năm đối với thực phẩm đông lạnh, chế biến;

  1. Cung cấp thông tin

Khi tiến hành cung cấp, phân phối lô hàng giao, cơ sở phải cung cấp các thông tin để phục vụ truy xuất nguồn gốc nêu tại Mục I.1.a của Phụ lục này cho cơ sở tiếp nhận lô hàng giao.

Dự thảo thông tư bảo đảm an toàn thực phẩm nguồn gốc thực vật

DOWNLOAD DỰ THẢO DƯỚI ĐÂY

[sociallocker id=7424]

Du thao thong tu dam bao an toan

[/sociallocker]

Copy vui lòng ghi nguồn vnras.com

Ngày viết:
Vietnam Regulatory Affairs Society. Join us, VNRAS, feel free to contact. We'll provide you all information and regulatory affairs update related to products covered by the Ministry of Health of Vietnam (drug, vaccine, biological, pharmaceutical raw material, excipient, capsule, traditional medicine, herbal medicine, medical equipment, invitro diagnostic medical devices, cosmetic, food supplements, chemical and preparation for medical and household use).
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!