Quyết định 220/TB-VPCP kết luận của thủ tướng chính phủ nguyễn xuân phúc tại hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu việt nam

1557
Quyết định 220/TB-VPCP
Quyết định 220/TB-VPCP
5/5 - (3 bình chọn)

Quyết định 220/TB-VPCP kết luận của thủ tướng chính phủ nguyễn xuân phúc tại hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu việt nam

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 220/TB-VPCP Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC VỀ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU VIỆT NAM

Ngày 12 tháng 4 năm 2017, tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ về phát triển dược liệu Việt Nam. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở Trung ương, Thành ủy, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực dược liệu, cơ sở y dược học cổ truyền.

Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp, hiệp hội dược liệu, ý kiến của các địa phương và các bộ, ngành Trung ương, phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thủ tướng Chính phủ Nguyên Xuân Phúc kết luận:

  1. Về thực trạng ngành dược liệu Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng to lớn về phát triển dược liệu, trong đó có nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri thức y học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị, thực sự là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc, dược liệu, có điều kiện để hình thành ngành công nghiệp dược liệu, nếu biết tổ chức, quản lý tốt sẽ góp phần quan trọng cho việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội. Việt Nam cũng là thị trường to lớn để tiêu thụ dược liệu; việc sử dụng thuốc, các sản phẩm từ dược liệu cũng là một xu hướng của thế giới hiện nay. Đây thực sự là cơ hội cho ngành dược liệu của Việt Nam phát triển.

  1. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển ngành dược liệu. Thủ tướng Chính phủ biểu dương, đánh giá cao một số địa phương, doanh nghiệp đã quan tâm chỉ đạo phát triển dược liệu, tăng trưởng các sản phẩm thuốc từ dược liệu đạt mức 10%/năm, bước đầu có sản phẩm từ dược liệu có giá trị, uy tín trên thị trường, một số sản phẩm đã được xuất khẩu.

Tuy nhiên, ngành dược liệu chưa trở thành một ngành kinh tế tương xứng với tiềm năng, giá trị tạo ra chưa nhiều. Quy mô sản xuất, chế biến, sử dụng còn nhỏ, manh mún, chưa hiệu quả, một số dược liệu quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt. Lực lượng doanh nghiệp còn ít về số lượng và nhỏ bé về quy mô, chưa có vị thế trong sản xuất, xuất khẩu. Việc sử dụng sản phẩm từ dược liệu chưa rộng rãi. Kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ còn hạn chế. Chưa có nhiều chính sách phù hợp nhằm phát triển ngành dược liệu. Một số bộ ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, năng lực quản lý nhà nước còn yếu; chưa coi trọng và kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại. Quảng bá thương hiệu dược liệu Việt Nam ra nước ngoài còn nhiều yếu kém.

  1. Định hướng phát triển ngành dược liệu Việt Nam

Một là, phải nhìn nhận lại vai trò của dược liệu trong phạm vi quốc gia, từng địa phương và từng ngành, lĩnh vực, đặc biệt là ngành y tế để chú trọng phát triển. Phát triển công nghiệp dược với nguyên liệu là dược liệu trong nước phải là một chiến lược của ngành y tế.

Hai là, phát triển dược liệu phải gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu. Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện phát triển ngành dược liệu không đồng nghĩa với bao cấp đối với việc nuôi trồng, chế biến, sử dụng dược liệu. Phải đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất theo chuỗi, chế biến sâu, bảo đảm chất lượng; tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn để phát triển các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược liệu; đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm dược liệu.

Ba là, phải tổ chức lại ngành dược liệu trong tất cả các khâu, trong đó chú ý khâu sản xuất, chế biến, sử dụng; tiếp tục khuyến khích khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại.

4. Chính sách, giải pháp cụ thể phát triển dược liệu trong thời gian tới
a) Một số cơ chế, chính sách chung
– Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, các bộ liên quan xây dựng, trình Chính phủ xem xét, ban hành chính sách đặc thù phát triển ngành dược liệu, công nghiệp dược.
– Các thành phố trực thuộc Trung ương và các địa phương có tiềm năng dược liệu thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến tại các vùng dược liệu quy mô lớn. Nghiên cứu hình thành các trung tâm kinh doanh và thu mua dược liệu tại các vùng miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên; xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối dược liệu.
– Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành liên quan đề xuất, ưu tiên triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về dược liệu, thuốc cổ truyền trong các Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm, trong đó chú trọng việc bảo tồn nguồn gen và phát triển dược liệu quý, hiếm, đặc hữu; có chính sách hỗ trợ phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại hóa các bài thuốc cổ truyền.
– Các dự án, chương trình, khu, vùng nuôi trồng, sản xuất, chế biến dược liệu được xem xét áp dụng các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đối với nông nghiệp công nghệ cao. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành tiêu chí sản xuất dược liệu công nghệ cao cụ thể, phù hợp với đặc thù của dược liệu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng môi trường rừng để phát triển dược liệu.
– Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn một số sản phẩm từ dược liệu, thuốc cổ truyền đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia hoặc được áp dụng các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi như đối với sản phẩm quốc gia để đầu tư phát triển theo chuỗi giá trị tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
– Bộ Y tế chủ trì, nghiên cứu, đề xuất chính sách tăng cường liên kết 5 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý và ngân hàng thương mại), liên kết giữa các địa phương, các vùng.
– Giao Bộ Y tế xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển y dược cổ truyền kết hợp với y dược hiện đại, trong đó chú trọng việc kế thừa, bảo tồn, phát huy và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những bài thuốc quý, đào tạo nhân lực y dược cổ truyền, hoàn thành trong quý III năm 2017.
b) Về nuôi trồng, khai thác, chế biến, sử dụng dược liệu
– Bộ Y tế chủ trì, cùng Hiệp hội dược liệu Việt Nam xem xét lựa chọn 100 loại cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển; thúc đẩy nuôi trồng chuyên canh quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi, áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, công nghệ cao vào nuôi trồng. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc công nhận và có tiêu chí đặc thù đối với việc công nhận giống cây dược liệu, bảo đảm chất lượng giống; khẩn trương ban hành các quy trình chuẩn trong nuôi trồng dược liệu.
– Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dược liệu được hỗ trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản dược liệu sau thu hoạch. Khuyến khích nghiên cứu khoa học về chế biến dược liệu trước hết là đối với một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chế biến dược liệu quy mô công nghiệp.
– Bộ Y tế mở rộng Danh mục dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế; xây dựng cơ chế thanh toán đặc thù cho thuốc nam, dược liệu tươi dùng trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; đơn giản hóa thủ tục thanh toán, thuận lợi cho người bệnh sử dụng kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và thuốc hóa dược tại các tuyến; có chính sách đặc thù trong đấu thầu mua dược liệu, thuốc cổ truyền sản xuất từ dược liệu trong nước theo tiêu chuẩn GACP, dược liệu hữu cơ.
c) Một số nhiệm vụ trọng tâm khác:
– Các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, điều hành, giao nhiệm vụ, bố trí nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về dược liệu. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dược liệu tại các tỉnh, thành phố trọng điểm (gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Quảng Ninh, Hà Giang, Kon Tum, Quảng Nam, Lâm Đồng, An Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Long An, Đăk Nông).
– Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn dược liệu làm công cụ quản lý; cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tăng cường đào tạo cán bộ y dược cổ truyền tại Đại học dược và các trường đào tạo của ngành y tế; kết hợp đào tạo về nuôi trồng dược liệu tại các trường đào tạo của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
– Bộ Công Thương, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan, Bộ đội biên phòng, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh biên giới tăng cường thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập khẩu, phân phối, lưu thông dược liệu, ngăn chặn, xử lý hành vi buôn bán dược liệu trái phép, dược liệu giả và gian lận thương mại trong kinh doanh dược liệu.
– Bộ Y tế và các địa phương tăng cường thông tin, tuyên truyền về việc sử dụng dược liệu, thuốc, sản phẩm từ dược liệu, y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh; chú trọng quảng bá, xây dựng thương hiệu dược liệu và y dược cổ truyền Việt Nam; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động người dân khai thác hợp lý đi đối với bảo tồn nguồn tài nguyên dược liệu.
– Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, trước hết là các tỉnh, thành phố trọng điểm xây dựng kế hoạch để triển khai kịp thời các đề án, dự án trong quy hoạch phát triển dược liệu; bố trí diện tích phù hợp để trồng dược liệu, nhất là những dược liệu có thế mạnh của địa phương; tạo mọi điều kiện thuận lợi, trước mắt là về thủ tục hành chính và có chính sách hỗ trợ cần thiết đối với các dự án phát triển nuôi trồng dược liệu trên địa bàn; thúc đẩy đổi mới sáng tạo khởi nghiệp trong lĩnh vực dược liệu.
– Đồng ý cho tỉnh Lào Cai làm thí điểm một số cơ chế phát triển dược liệu, y dược cổ truyền; Bộ Y tế chỉ đạo cụ thể.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết, thực hiện./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Ban Tuyên giáo Trung ương;
– Ban Kinh tế Trung ương;
– Các BCĐ: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;
– Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội;
– Các Bộ, Cơ quan: Y tế, Công Thương, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Ban Chỉ đạo 389;
-Tỉnh ủy, thành ủy, UBND các tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương;
– VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Văn Tùng,
Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KTTH, NN, CN, V.I, TCCV, QHĐP;
– Lưu: VT, KGVX (3).
KT. BỘ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Văn Tùng

 

Quyết định 220/TB-VPCP kết luận của thủ tướng chính phủ nguyễn xuân phúc tại hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu việt nam

DOWNLOAD VĂN BẢN GỐC DƯỚI ĐÂY

[sociallocker id=7424]

VĂN BẢN GỐC: 220_TB_VPCP_VNRAS

VĂN BẢN DẠNG WORD: 220_TB_VPCP_VNRAS

[/sociallocker]

Quyết định 220/TB-VPCP kết luận của thủ tướng chính phủ nguyễn xuân phúc tại hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu việt nam

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 220/TB-VPCP Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC VỀ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU VIỆT NAM

Ngày 12 tháng 4 năm 2017, tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ về phát triển dược liệu Việt Nam. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở Trung ương, Thành ủy, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực dược liệu, cơ sở y dược học cổ truyền.

Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp, hiệp hội dược liệu, ý kiến của các địa phương và các bộ, ngành Trung ương, phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thủ tướng Chính phủ Nguyên Xuân Phúc kết luận:

  1. Về thực trạng ngành dược liệu Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng to lớn về phát triển dược liệu, trong đó có nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri thức y học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị, thực sự là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc, dược liệu, có điều kiện để hình thành ngành công nghiệp dược liệu, nếu biết tổ chức, quản lý tốt sẽ góp phần quan trọng cho việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội. Việt Nam cũng là thị trường to lớn để tiêu thụ dược liệu; việc sử dụng thuốc, các sản phẩm từ dược liệu cũng là một xu hướng của thế giới hiện nay. Đây thực sự là cơ hội cho ngành dược liệu của Việt Nam phát triển.

  1. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển ngành dược liệu. Thủ tướng Chính phủ biểu dương, đánh giá cao một số địa phương, doanh nghiệp đã quan tâm chỉ đạo phát triển dược liệu, tăng trưởng các sản phẩm thuốc từ dược liệu đạt mức 10%/năm, bước đầu có sản phẩm từ dược liệu có giá trị, uy tín trên thị trường, một số sản phẩm đã được xuất khẩu.

Tuy nhiên, ngành dược liệu chưa trở thành một ngành kinh tế tương xứng với tiềm năng, giá trị tạo ra chưa nhiều. Quy mô sản xuất, chế biến, sử dụng còn nhỏ, manh mún, chưa hiệu quả, một số dược liệu quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt. Lực lượng doanh nghiệp còn ít về số lượng và nhỏ bé về quy mô, chưa có vị thế trong sản xuất, xuất khẩu. Việc sử dụng sản phẩm từ dược liệu chưa rộng rãi. Kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ còn hạn chế. Chưa có nhiều chính sách phù hợp nhằm phát triển ngành dược liệu. Một số bộ ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, năng lực quản lý nhà nước còn yếu; chưa coi trọng và kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại. Quảng bá thương hiệu dược liệu Việt Nam ra nước ngoài còn nhiều yếu kém.

  1. Định hướng phát triển ngành dược liệu Việt Nam

Một là, phải nhìn nhận lại vai trò của dược liệu trong phạm vi quốc gia, từng địa phương và từng ngành, lĩnh vực, đặc biệt là ngành y tế để chú trọng phát triển. Phát triển công nghiệp dược với nguyên liệu là dược liệu trong nước phải là một chiến lược của ngành y tế.

Hai là, phát triển dược liệu phải gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu. Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện phát triển ngành dược liệu không đồng nghĩa với bao cấp đối với việc nuôi trồng, chế biến, sử dụng dược liệu. Phải đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất theo chuỗi, chế biến sâu, bảo đảm chất lượng; tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn để phát triển các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược liệu; đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm dược liệu.

Ba là, phải tổ chức lại ngành dược liệu trong tất cả các khâu, trong đó chú ý khâu sản xuất, chế biến, sử dụng; tiếp tục khuyến khích khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại.

4. Chính sách, giải pháp cụ thể phát triển dược liệu trong thời gian tới
a) Một số cơ chế, chính sách chung
– Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, các bộ liên quan xây dựng, trình Chính phủ xem xét, ban hành chính sách đặc thù phát triển ngành dược liệu, công nghiệp dược.
– Các thành phố trực thuộc Trung ương và các địa phương có tiềm năng dược liệu thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến tại các vùng dược liệu quy mô lớn. Nghiên cứu hình thành các trung tâm kinh doanh và thu mua dược liệu tại các vùng miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên; xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối dược liệu.
– Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành liên quan đề xuất, ưu tiên triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về dược liệu, thuốc cổ truyền trong các Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm, trong đó chú trọng việc bảo tồn nguồn gen và phát triển dược liệu quý, hiếm, đặc hữu; có chính sách hỗ trợ phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại hóa các bài thuốc cổ truyền.
– Các dự án, chương trình, khu, vùng nuôi trồng, sản xuất, chế biến dược liệu được xem xét áp dụng các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đối với nông nghiệp công nghệ cao. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành tiêu chí sản xuất dược liệu công nghệ cao cụ thể, phù hợp với đặc thù của dược liệu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng môi trường rừng để phát triển dược liệu.
– Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn một số sản phẩm từ dược liệu, thuốc cổ truyền đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia hoặc được áp dụng các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi như đối với sản phẩm quốc gia để đầu tư phát triển theo chuỗi giá trị tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
– Bộ Y tế chủ trì, nghiên cứu, đề xuất chính sách tăng cường liên kết 5 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý và ngân hàng thương mại), liên kết giữa các địa phương, các vùng.
– Giao Bộ Y tế xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển y dược cổ truyền kết hợp với y dược hiện đại, trong đó chú trọng việc kế thừa, bảo tồn, phát huy và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ những bài thuốc quý, đào tạo nhân lực y dược cổ truyền, hoàn thành trong quý III năm 2017.
b) Về nuôi trồng, khai thác, chế biến, sử dụng dược liệu
– Bộ Y tế chủ trì, cùng Hiệp hội dược liệu Việt Nam xem xét lựa chọn 100 loại cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển; thúc đẩy nuôi trồng chuyên canh quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi, áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, công nghệ cao vào nuôi trồng. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc công nhận và có tiêu chí đặc thù đối với việc công nhận giống cây dược liệu, bảo đảm chất lượng giống; khẩn trương ban hành các quy trình chuẩn trong nuôi trồng dược liệu.
– Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dược liệu được hỗ trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản dược liệu sau thu hoạch. Khuyến khích nghiên cứu khoa học về chế biến dược liệu trước hết là đối với một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chế biến dược liệu quy mô công nghiệp.
– Bộ Y tế mở rộng Danh mục dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế; xây dựng cơ chế thanh toán đặc thù cho thuốc nam, dược liệu tươi dùng trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; đơn giản hóa thủ tục thanh toán, thuận lợi cho người bệnh sử dụng kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và thuốc hóa dược tại các tuyến; có chính sách đặc thù trong đấu thầu mua dược liệu, thuốc cổ truyền sản xuất từ dược liệu trong nước theo tiêu chuẩn GACP, dược liệu hữu cơ.
c) Một số nhiệm vụ trọng tâm khác:
– Các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, điều hành, giao nhiệm vụ, bố trí nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về dược liệu. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dược liệu tại các tỉnh, thành phố trọng điểm (gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Quảng Ninh, Hà Giang, Kon Tum, Quảng Nam, Lâm Đồng, An Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Long An, Đăk Nông).
– Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn dược liệu làm công cụ quản lý; cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tăng cường đào tạo cán bộ y dược cổ truyền tại Đại học dược và các trường đào tạo của ngành y tế; kết hợp đào tạo về nuôi trồng dược liệu tại các trường đào tạo của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
– Bộ Công Thương, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan, Bộ đội biên phòng, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh biên giới tăng cường thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập khẩu, phân phối, lưu thông dược liệu, ngăn chặn, xử lý hành vi buôn bán dược liệu trái phép, dược liệu giả và gian lận thương mại trong kinh doanh dược liệu.
– Bộ Y tế và các địa phương tăng cường thông tin, tuyên truyền về việc sử dụng dược liệu, thuốc, sản phẩm từ dược liệu, y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh; chú trọng quảng bá, xây dựng thương hiệu dược liệu và y dược cổ truyền Việt Nam; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động người dân khai thác hợp lý đi đối với bảo tồn nguồn tài nguyên dược liệu.
– Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, trước hết là các tỉnh, thành phố trọng điểm xây dựng kế hoạch để triển khai kịp thời các đề án, dự án trong quy hoạch phát triển dược liệu; bố trí diện tích phù hợp để trồng dược liệu, nhất là những dược liệu có thế mạnh của địa phương; tạo mọi điều kiện thuận lợi, trước mắt là về thủ tục hành chính và có chính sách hỗ trợ cần thiết đối với các dự án phát triển nuôi trồng dược liệu trên địa bàn; thúc đẩy đổi mới sáng tạo khởi nghiệp trong lĩnh vực dược liệu.
– Đồng ý cho tỉnh Lào Cai làm thí điểm một số cơ chế phát triển dược liệu, y dược cổ truyền; Bộ Y tế chỉ đạo cụ thể.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết, thực hiện./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Ban Tuyên giáo Trung ương;
– Ban Kinh tế Trung ương;
– Các BCĐ: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;
– Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội;
– Các Bộ, Cơ quan: Y tế, Công Thương, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Ban Chỉ đạo 389;
-Tỉnh ủy, thành ủy, UBND các tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương;
– VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Văn Tùng,
Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KTTH, NN, CN, V.I, TCCV, QHĐP;
– Lưu: VT, KGVX (3).
KT. BỘ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Văn Tùng

 

Quyết định 220/TB-VPCP kết luận của thủ tướng chính phủ nguyễn xuân phúc tại hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu việt nam

DOWNLOAD VĂN BẢN GỐC DƯỚI ĐÂY

[sociallocker id=6157]

VĂN BẢN GỐC: 220_TB_VPCP_VNRAS

VĂN BẢN DẠNG WORD: 220_TB_VPCP_VNRAS

[/sociallocker]

Ngày viết:
Vietnam Regulatory Affairs Society. Join us, VNRAS, feel free to contact. We'll provide you all information and regulatory affairs update related to products covered by the Ministry of Health of Vietnam (drug, vaccine, biological, pharmaceutical raw material, excipient, capsule, traditional medicine, herbal medicine, medical equipment, invitro diagnostic medical devices, cosmetic, food supplements, chemical and preparation for medical and household use).
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!