Thông tin về Acid Salicylic – thành phần tiêu sừng, giảm mụn

8
Acid Salicylic
Acid Salicylic
Đánh giá

Acid Salicylic là gì?

Tên chung quốc tế: Salicylic acid.

Nhóm thuốc: Thuốc tróc lớp sừng da, trị vảy nến, chống tiết bã nhờn; chất ăn da.

Dạng bào chế của thuốc cùng hàm lượng

  • Kem 2%, 3%, 10%, 25%, 60%.
  • Thuốc mỡ 1%, 2%, 3%, 5%, 25%, 40%, 60%.
  • Gel 0,5%, 2%, 5%, 6%, 12%, 17%, 26%.
  • Thuốc xức 1%, 2%.
  • Thuốc dán 15%, 21%, 40%, 50%.
  • Nước gội đầu hoặc xà phòng 2%, 4%.
  • Dung dịch 0,5%, 1,8%, 2%, 16,7%, 17%, 17,6%.
  • Các chế phẩm phối hợp với các chất khác (lưu huỳnh, hắc ín…).
Acid Salicylic
Công thức cấu tạo của Acid Salicylic

Dược lý và cơ chế tác dụng của Acid Salicylic

Dược lực học

Acid salicylic có tác dụng làm lột mạnh lớp sừng da + sát khuẩn nhẹ sau khi bôi trên da nên được chỉ định trị các bệnh da tăng sừng hóa hay bong da như bệnh vảy nến, viêm da tiết bã nhờn, gàu, hột cơm, trứng cá, chai gan bàn chân… tuỳ thuộc vào nồng độ thuốc:

  • Nồng độ thấp: tạo sừng (điều chỉnh quá trình sừng hóa bất thường)
  • Nồng độ cao (≥ 1%): làm tróc lớp sừng.

Cơ chế tác dụng: làm mềm và phá hủy lớp sừng khi nó tăng hydrat hóa nội sinh (tăng nồng độ của nước) và giảm pH cũng là nguyên nhân gây ra quá trinhg này từ đó lớp biểu mô bị sừng hóa phồng lên dẫn đến hiện tượng bong tróc. Thuốc khi bôi quá nhiều có thể gây hoại tử da bình thường. Ở nồng độ cao (ví dụ 20%), acid salicylic điều trị chai gang bàn chân với tác dụng ăn mòn da. Tác dụng làm lột + bong tróc mô biểu bì của hoạt chất là do môi trường ẩm. Với khả năng làm bong lớp sừng để ngăn ngừa sự hình thành của nấm và khi kết hợp thuốc chống nấm sẽ làm tăng tác dụng của loại thuốc chống nấm đó. Khi phối hợp, acid salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hiệp lực làm tróc lớp sừng.

Vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác nên acid salicylic không sử dụng toàn thân.

Dược động học

Hấp thu tốt qua da nhưng bài tiết chậm qua nước tiểu nên đã xảy ra trường hợp bị ngộ độc cấp salicylat sau khi dùng quá nhiều acid salicylic trên diện rộng của cơ thể.

Công dụng và chỉ định của Acid Salicylic

Công dụng của Acid Salicylic

Acid Salicylic công dụng thể hiện trên da như sau:

  • Giảm mụn trứng cá trên da.
  • Tăng tiết bã nhờn trên da, làm viêm da.
  • Bệnh vảy nến toàn thân hoặc da đầu, điều trị da tróc vảy.
  • Trị mụn cóc ở chân, mụn cơm, hạn chế sẹo và vết chai sạn.
  • Hạn chế tình trạng dày sừng ở gan bàn tay hoặc bàn chân.

Chỉ định của Acid Salicylic

Acid salicylic được dùng tại chỗ dưới dạng đơn thuần hoặc kết hợp với thuốc khác (resorcinol, lưu huỳnh) để điều trị:

  • Viêm da tiết bã nhờn, vảy nến ở mình hoặc da đầu; vảy da đầu và các trường hợp bệnh da tróc vảy khác.
  • Loại bỏ các hạt mụn cơm (trừ ở bộ phận sinh dục), chai ở gan bàn chân.
  • Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chân.
  • Trứng cá thường.

Chống chỉ định của Acid Salicylic

Dị ứng với thuốc hay bất kỳ thành phần nào trong chế phẩm.

Người dễ bị mẫn cảm với salicylat.

Không dùng trên diện da rộng, da bị nứt nẻ, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc.

Liều dùng và cách dùng của Acid Salicylic

Sử dụng thuốc theo liều dùng khuyến cáo của ngày sản xuất. Nên sử dụng bắt đầu với tần suất thấp 1 lần/ngày rồi tăng dần theo bệnh lý và nhu cầu bệnh nhân. Cụ thể:

Liều thông thường: bôi ngoài da 1 lần/ngày dần tăng tới 3 lần/ngày. Khởi đầu với nồng độ thuốc 2% tăng lên 6% khi cần thiết và phối hợp thuốc khác như hắc ín than đá.

Điều trị chai ở gang bàn chân, hột cơm với scid salicylic nồng độ cao 60% do khả năng ăn mòn da của nó.

Thuốc gel Làm ấm vùng da cần bôi thuốc 5 phút trước khi bôi để thuốc đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Thuốc mỡ, thuốc nước hoặc kem bôi Lấy lượng vừa đủ thoa lên vùng da bị bệnh rồi massage.
Thuốc dán Làm sạch vùng da bệnh rồi thấm khô. Ngâm 5 phút vào nước ấm với các mụn cơm, lau khô. Cắt miếng dán kích cỡ phù hợp với mụn cơm, sẹo, vết chai rồi dán lên.

Các hạt mụn cơm: Dựa theo chế phẩm mà sử dụng liều dùng như dán vào buối sáng sau mỗi 24h hoặc 2 ngày/lần trước khi ngủ trong 8h.

Các vết chai hoặc sẹo: 48h/lần x 14 ngày khi hết sẹo hoặc vết chai. Trước khi dán nên ngâm vào nước ấm vùng da sẹo, vết chai để dễ tróc ra.

Dạng nước gội hoặc xà phòng tắm Làm ướt da đầu và tóc qua nước ấm rồi lấy lượng nước gội vừa đủ hay xa phòng rôi tạo bọt thoa lên + cọ kỹ khỏng 2 đến 3 phút sau đó xả sạch bằng nước.

Lưu ý: Không dùng nồng độ acid salicylic > 10% với các mụn cơm trên vùng da bị viêm, nhiễm khuẩn, kích ứng, đối với vùng mặt, mũi, miệng, bộ phận sinh dục, nốt ruồi hoặc vết chàm, các mụn cơm có lông mọc. Bệnh nhân bị đái tháo đường hoặc suy tuần hoàn không được sử dụng.

Acid Salicylic
Một số sản phẩm chứa Acid Salicylic

Tác dụng không mong muốn của Acid Salicylic

Dùng acid salicylic dài ngày trên diện rộng dễ gây ngộ độc salicylat (với các triệu chứng: Lú lẫn, chóng mặt, thở nhanh, đau đầu nặng hoặc liên tục, tiếng rung hoặc tiếng vo vo trong tai liên tục).

Thường gặp, ADR > 1/100: Kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100

  • Kích ứng da, trung bình đến nặng. Loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt
  • khi dùng chế phẩm acid salicylic có nồng độ cao.

Hướng dẫn cách xử trí ADR: Để giảm thiểu hấp thu thuốc qua da, cần tránh dùng thuốc kéo dài, dùng liều cao, bôi trên diện rộng, không bôi lên vùng da bị viêm hoặc bị tổn thương. Nếu bị dính thuốc ở mắt, mũi, niêm mạc, phải rửa ngay với nước sạch 15 phút. Rửa tay ngay sau khi bôi thuốc, trừ khi phải bôi thuốc ở tay. Có thể bôi dầu parafin lên vùng da lành để bảo vệ vùng da lành tránh bị kích ứng hoặc ăn da.

Tương tác thuốc của Acid Salicylic

Một số thuốc dùng ngoài có thể gây ra tương tác khi dùng chung với thuốc chứa salicylate khác, alendronat, thuốc chống đông máu đường uống, heparin khối lượng phân tử thấp và một vài thuốc bôi ngoài da khác.

Thận trọng khi sử dụng Acid Salicylic

Chỉ dùng bôi ngoài chế phẩm acid salicylic.

Tuy salicylat ít hấp thu dùng tại chỗ hơn nhiều so với đường uống nhưng phản ứng phụ vẫn có thể xảy ra.

Để hạn chế sự hấp thu của acid salicylic, cần: Tránh bôi vào niêm mạc, miệng, mắt, tránh bôi trên diện rộng hay trên vùng da bị viêm hoặc nứt nẻ. Không nên dùng thời gian dài, nồng độ cao, không nên bôi thuốc lên mặt, vùng hậu môn sinh dục. Có thể gây tác dụng toàn thân khi dùng quá nhiều.

Cũng cần thận trọng khi bôi lên đầu chi của người bị bệnh suy giảm tuần hoàn ngoại vi và đái tháo đường.

Thận trọng khi dùng chế phẩm ăn mòn da cho những bệnh nhân bị bệnh đa dây thần kinh ngoại vi rõ.

Thời kỳ mang thai

Có thể dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú có thể sử dụng được, nên tránh dùng vùng da cho con bú.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng ngộ độc sau khi uống phải acid salicylic: thở sâu, nhanh, điếc, giãn mạch, ù tai, ra mồ hôi.

Xử trí: rửa dạ dày + theo dõi pH huyết tương, các chất điện giải, nồng độ salicylat trong huyết tương; Kiềm hóa nước tiểu bắt buộc nhằm tăng bài niệu, nếu nồng độ salicylat trong huyết tương trên 500 mg/lít ở người lớn hoặc 300 mg/lít ở trẻ em.

Tài liệu tham khảo

  1. Dược thư Quốc gia Việt Nam 2 (Xuất bản năm 2018). ACID SALICYLIC trang 137 đến 138, Dược thư Quốc gia Việt Nam 2. Truy cập ngày 14 tháng 04 năm 2023.
  2. Chuyên gia của PubChem, cập nhập ngày 08 tháng 04 năm 2023. Axit salicylic, PubChem. Truy cập ngày 14 tháng 04 năm 2023.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!