Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Dâm Dương Hoắc trang 905-906 tải bản PDF tại đây.
Dâm dương hoắc (Herba Epimedii) là toàn cây phơi hay sấy khô của nhiều loài cây thuốc chi Epimedium như dâm dương hoắc lá to- Epimedium macranthum Morr-et Decne, dâm dương hoắc lá mắc-Epimedium sagittatum (Sieb, et Zucc.) Maxim. (E. sinense Sieb. ex Hance) hoặc cây dâm dương hoắc lá hình tim-Epimedium brevicornu Maxim, đều thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae.
Tên dâm dương hoắc là vì cây cho lá dê hay ăn mà lại có tính chất làm tăng ham dâm dục.
Mô tả cây
Cả ba cây dâm dương hoắc đều là những cây sống lâu năm, cây dâm dương hoắc lá to và dám dương hoắc lá hình tim cao hơn, đạt 30- 40cm, còn cây dâm dương hoắc lá mác hơi thấp hơn 30-35cm. Lá dâm dương hoắc lá to và dâm dương hoắc lá mác dài 4-9cm, còn lá dâm dương hoắc lá hình tim chỉ dài 2,5 đến 5cm, những chi tiết khác có thể tóm tắt trong bảng sau đây:
- Phiến lá to, dài 4-9cm, hoa họp thành chùm, cuống hoa không có lông tiết.
a. Lá 2 lần kép với 3 lá chét, hoa to, đường kính 20mm, mỗi cụm hoa gồm 4-6 hoa, tràng có cựa dài … Epimedium macranthum
b. Lá một lần kép với 3 lá chét, hoa hơi nhỏ, đường kính 6-8mm, cụm hoa gồm nhiều hoa, tràng có cựa ngắn hay như không có cựa…..Epimedium sagittatum.
2. Phiến lá nhỏ, dài 2,5-5cm, cụm hoa họp Trong thân rễ chứa desoxymetylicariin và thành tán tụ, cuống hoa có lồng tiết rõ…..Epimedium brevicornu.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cả ba cây dâm dương hoắc hiện chưa thấy có ở nước ta, toàn bộ vị dâm dương hoắc hiện còn phải nhập của Trung Quốc. Tuy nhiên căn cứ vào sự phân bố của cây này tại một số tỉnh miền nam Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc.Kiến (dâm dương hoắc lá to), Vân Nam (dâm dương hoắc lá mác), Quảng Tây (dâm dương hoắc lá hình tim) chúng ta có thể đặt vấn để phát hiện những cây này ở một số tỉnh biên giới phía bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Vào mùa hạ và thu, hải lấy toàn bộ cây, cắt bỏ rễ, mang về rửa sạch, phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì đặc biệt.
Thành phần hóa học
Trong thân và lá có flavonozit gọi là icarin C33H42O16. Khi thủy phân sẽ cho icaritin
C21H22O7
Trong thân rễ chứa desoxymetylivariin và magnoflorin C20H24O4N.
Trong lá còn chứa tinh dầu, ancola xerylic, heptriacontan, phytosterla và một chất flavonozit C27H32O12, có độ chảy 273,4°C thủy phân cho glucoza và flavon
Theo sự nghiên cứu của hệ được Viện y học Bắc Kinh (1958) thì trong dâm dương hoắc lá to có 1,97% saponozit, trong dâm dương hoắc lá mác có 2,58% saponozit và một ít ancaloit, nhưng các tác giả không thấy cho phản ứng flavonozit.
Tác dụng dược lý
Liều thấp và liều cao dâm dương hoắc lá to đều có tác dụng hạ huyết áp, với liều nhỏ có tác dụng xúc tiến bài tiết nước tiểu nhưng với liều lớn lại có tác dụng ức chế.
Công dụng và liều dùng
Dâm dương hoắc còn mới được dùng trong phạm vi nhân dân, dựa vào nhận xét con dê thích ăn và có tác dụng kích thích tính dâm dục.
Theo tài liệu cổ, dâm dương hoắc có vị cay. tính ôn, vào hai kinh can và thận, có tác dụng bổ can thận mạnh gân cốt, trợ dương ích tinh, khứ phong thắng thấp, thường dùng làm thuốc bổ can thận, mạnh gân cốt, chống liệt dương, lưng gối mỏi đau, chân tay bải hoải.
Thường dùng làm thuốc bổ thận, giúp sự giao cấu, chữa liệt dương, ít tinh dịch với liều 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Khi dùng người ta thường chế dâm dương hoắc với mỡ dê như sau: Dâm dương hoắc 1kg. mỡ dê 250g. Đem đun mỡ để cho nóng chảy nước, gạn bỏ bã (tóp mỡ), cho dâm dương hoắc thái nhỏ vào, đảo cho thấm hết mỡ dê vào sao khổ mà dùng.
Đơn thuốc có Dâm Dương Hoắc
Chữa liệt dương: Dâm dương hoắc 8g, sinh khương 2g, cam thảo 1g, nước 600m1. Sắc còn 200ml chia ba lần uống trong ngày.