Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Khoai Riềng trang 443 tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là Cây Dong Riềng, Khoai Đao, Khương Vu, Arrow Root Du Queensland, Fécule De Tolomane.
Tên khoa học Canna edulis Ker.
Thuộc họ Dong riềng Cannaceae.
Mô tả cây
Cây cao 1,2-1,5m. Thân rễ to thành củ, chứa nhiều tinh bột, Lá thuôn dài 0,5m, rộng 20-25cm, màu lục tím, gần giữa to, gần phụ song song. Hoa xếp thành cụm ở ngọn cây, lưỡng tính, không đều. Đài 3, tràng 3 dài. Nhị nhiều lép biến thành bản hình cánh, 1/1 nhị sinh sản, 1 cánh môi do nhị lép biến thành.
Mùa ra hoa: Mùa thu. Quả nang mang nhiều gai mềm, chứa nhiều hạt hình cầu đen
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây vốn có nguồn gốc ở Nam Mỹ và quần đảo miền tây Ấn Độ, mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng nước ta để lấy củ cho người và cho gia súc. Điều thuận tiện là cây chịu bóng mát nên có thể trồng dưới bóng mà vẫn có tinh bột. Còn thấy mọc và trồng ở đảo Ăng Ti (có tên là Tenloman), ở Peru với tên là achiara, ở châu Đại Dương (châu Úc) làm nguồn chế tinh bột dùng ăn và chế thuốc.
Thường người ta thu hoạch thân rễ củ sau khi trồng 10 đến 12 tháng. Cần chế biến sớm ngay sau khi đào về để lấy tinh bột hoặc luộc ăn như khoai. C. Thành phần hoá học
Trong củ khoai riềng có tới 28% tinh bột. Hạt tinh bột khoai riêng có kích thước to, có khi lớn hơn 100 micromet hình trứng, với tễ rõ nằm ở phần hạt tinh bột hẹp lại, trên mặt hạt tinh bột có những văn cũng khá rõ. Đặc điểm của tinh bột khoai riêng khi nấu với nước có thể đông cứng lại như thạch. Ngoài ra trong khoai riêng còn có ít tanin.
Công dụng và liều dùng
Khoai riềng được khai thác ở nhiều nước làm nguồn chế biến tinh bột với tên arrow-root của Si- erra Leone, của Port-Natal hay với tên fecule de basilier, fecule de Tolomane (tránh nhầm lẫn với ar- row-root chế biến từ củ dong–Maranta arundinacea L.)
Ở nước ta gần đây phát triển trồng làm nguồn tinh bột dùng ăn chế biến miến hay dùng làm tá dược trong kỹ nghệ dược phẩm.
Vị trong củ khoai riềng có ít tanin cho nên một số người nhạy cảm dễ bị táo bón khi ăn khoai riềng.