Cây Bướm Bạc (Bươm Bướm, Hoa Bướm) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

191
Cây Bướm Bạc
Cây Bướm Bạc
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Bướm Bạc trang 550 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là bướm bướm, hoa bướm, bứa chừa (Thái).

Tên khoa học Mussaenda pubescens Ait f. 

Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.

Mô tả cây

Cây nhỡ mang rất nhiều cành, cảnh non có lông mịn. Lá nguyên mọc đối dài 4-9cm, rộng 1,5- 4,5cm, lá kèm hình sợi. Cụm hoa hình xim ngũ mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng. Trong số 5 lá đài có 1 là đài phát triển, màu trắng, mềm, gân nổi rõ, có cuống dài, nhân dân cho đó là cánh hoa màu trắng. Quả mọng dài 6-9mm, rộng 6-7mm, màu đen, có gần dọc trên quả, nhắn. Rất nhiều hạt nhỏ, màu đen mặt hình mạng.

Cây Bướm Bạc
Cây Bướm Bạc

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang khắp nơi, thường gặp ở các đồi núi nơi quang, ven rừng. Người ta dùng hoa, thân và rễ thu hái gần như quanh năm. Thu hải về phơi hay sấy khô để dành. Không phải chế biển gì khác. Ngoài cây bướm bạc Mussaenda pubescens nói trên, trong nhân dân còn dùng nhiều loài Mussaenda khác cũng mang tên bướm bac nhu Mussaenda cambodiana Pierre, Mussaenda dehiscens Craib, Mussaenda frondosa L.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu

Công dụng và liều dùng

Hoa bướm bạc được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa ho, hen, sốt cách nhật, dùng ngoài giã nát đắp lên những nơi viêm tấy, gãy xương. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Rễ bướm bạc dùng làm thuốc giảm đau, chữa tê thấp, khí hư bạch đới. Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc.

Cành và thân lá cũng dùng như trên. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!