Cây Kha Tử (Cây Chiều Liêu) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

204
Kha Tử
Kha Tử
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Kha Tử trang 427-428 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Cây Chiều Liêu, Myrobolan De Com-Merce.

Tên khoa học Terminalia chebula Retz. (Terminalia reticulata Roth., Myrobalanus chebula Gaertn.).

Thuộc họ Bàng Combretaceae.

Kha tử (Fructus Terminaliae) là quả chín sấy hay phơi khô của cây chiều liêu hay kha tử.

Mô tả cây

Chiều liêu là một cây to cao chừng 15-20m, có vỏ màu đen nhạt trên có những vạch nứt dọc. Lá mọc đối cuống rất ngắn, hình trứng, phía cuống tròn hơi thon, đầu nhọn. dài chừng 15-20km, rộng 7-15cm, dai, hơi có lông mềm trên cả hai mặt, sau thì nhẵn, ở đầu cuống có hai tuyến nhỏ hình mắt cua. Hoa mọc thành bông, nhỏ, màu trắng, lãng tính, mùi thơm, mọc ở đầu cành hay ở kẽ lá, cuống ngắn, trên có phủ lông màu vàng nhạt . Quả hình trứng thon, dài 3-4cm, rộng 22-25mm, hai đầu tù, không có đìa, có 5 cạnh dọc, màu nâu vàng nhạt, thịt đen nhạt, khô, cứng và chắc. Hạch cứng, hơi hình 5 cạnh, dày chừng 10-15mm, 1 hạt, lá mầm cuốn

Có một loại chiều liêu xanh (Terminalia citrina Roxb. hay Myrobalanus citrina Gaertn.) có lá dài hơn, nhẵn, kể cả khi còn non, quả thuôn và nhỏ hơn, nhân mỏng hơn, hạt hẹp hơn. Chiều liệu xanh mọc ở Biên Hòa.

Kha Tử
Kha Tử

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây kha tử hay chiều liêu chỉ mới thấy mọc ở miền Nam, Campuchia (còn gọi là Sramar), Lào, Ấn Độ, Miến Điện và Thái Lan

Trước đây Trung Quốc cũng nhập của Ấn Độ, hiện nay có thể tự túc. Trông ở Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.

Vào tháng 9-10-11 quả chín, hái về phơi khô là được.

Thành phần hóa học

Trong kha tử có tới 20-40% tanin bao gồm axit elagic, axit galic, và axit luteolic. Lượng tanin có khi lên tới 51,3% nếu quả thật khô.

Ngoài ra còn có axit chebulinic C41H34O27 với tỷ lệ 3–4%. Thủy phân axit chebulinic sẽ cho một phân tử glucoza 3 phân tử axit galic và một phân tử axit có công thức C14H12O11

Trong nhân còn có 36,7% đầu vàng nhạt, trong nửa khô.

Công dụng và liều dùng

Kha tử là một vị thuốc chuyên dùng chữa đi ỉa lỏng lâu ngày, chữa lỵ kinh niên, còn dùng chữa ho mất tiếng, di tinh, mồ hôi trộm, trĩ, lòi dom, xích bạch đới.

Ngày uống 3-6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên. 

Còn dùng trong kỹ nghệ thuộc da.

Điều đáng chú ý khi dùng kha tử là dùng liều nhỏ thì cầm đi ỉa, liều lớn lại gây đi ỉa. Liều cầm đi ỉa là 3-6g.

Đơn thuốc có Kha Tử

Chữa xích bạch lỵ

Kha tử 12 quả, 6 quả để sống, 6 quả nướng bỏ hạt, sao vàng và tán nhỏ. Nếu lỵ ra máu thì dùng nước sắc cam thảo mà chiêu thuốc, nếu lỵ ra mũi không, dùng nước sắc cam thảo trích.

Chữa ho lâu ngày:

Kha tử 4g, đảng sâm 4g, sắc với 400ml nước cô đặc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!