Cây Lấu – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

193
Cây Lấu
Cây Lấu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Lấu  trang 534-535 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là lấu đực, huyết tỉ là tản, sa huenk (Lào), ko sa mat (Lào), đại la tản (Quảng Tây).

Tên khoa học Psychotria montana Bl.

Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.

Mô tả cây

Lấu là một cây nhỏ cao 1-9m, thân nhẵn. Lá mọc đối, hình trứng thuôn hẹp ở 2 đầu, dài 8-20cm, rộng 2-7,5cm, màu xanh lục. Hoa mọc thành xim nhiều nhánh ở đầu cành, hoa nhỏ, cánh hoa màu trắng, hình chuông phía trong tràng ở họng có nhiều lông nhỏ màu trắng. Quả hạch hình cầu hay hơi hình trứng, trên quả còn đài tồn tại, dài 5-7mm, màu đỏ, trong chứa 2 hạt màu đen.

Cây Lấu
Cây Lấu

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc phổ biến ở khắp các tỉnh trong nước ta từ Bắc đến Nam. Còn thấy mọc ở Lào, Campuchia.

Người ta dùng rễ hay lá tươi hay phơi khô làm thuốc. Hái quanh năm, rửa sạch đất cát, dùng tươi hay phơi sấy khô. Không phải chế biến gì khác. Nếu hái rễ thì có thể thái mỏng, phơi khô.

Thành phần hoá học

Chưa có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có phản ứng ancaloit.

Công dụng và liều dùng

Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Thường chỉ thấy dùng ngoài. Theo nhân dân, lấu có tác dụng tán ứ, hết đau, tiêu thũng (sung) chữa ngã hay bị đánh sưng đau, gãy xương sưng đau, đầu do phong thấp.

Dùng ngoài da không kể liều lượng: Thường lấy lá tươi hay rẽ về nấu với nước để xông và ngâm chân sưng đau, bị cước sưng đau.

Chú thích:

Ngoài cây lấu kể trên, trong nhân dân còn dùng một số cây lấu khác như Psychotria morindoides Hutch. hay Psychotria poilanei Pitard, với những tên lấu ông, lấu bà, lấu đực, lấu cái.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!