Cây Bách Bệnh (Bá Bệnh, Hậu Phác) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

343
Cây Bách Bệnh
Cây Bách Bệnh
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Bách Bệnh trang 412-413 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Bá Bệnh, Hậu Phác, Tho Nan (Lào), Antongsar, Antoung Sar (Campuchia).

Tên khoa học Eurycoma longifolia Jack. (Crassula pinnata Lour.).

Thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ có cành. Lá kép lông chim lẻ gồm 10 đến 36 đội lá chét, hầu như không có cuống, hình trứng dài, dày, nhẵn hoặc có lông ở mặt dưới. Hoa và bao hoa phủ đầy lông. Quả hạch màu đỏ, nhấn, hơi thuôn dài, đầu tù và cong. mặt trong có lòng thưa và ngắn. Một hạt, trên mặt hạt có nhiều lỏng ngắn.

Cây Bách Bệnh
Cây Bách Bệnh

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc phổ biến ở khắp nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền Trung. Còn thấy ở Malaixia, Inđônêxia. Người ta dùng quả vỏ thân và vỏ rễ phơi hay sấy khô làm thuốc.

Thành phần hóa học

Trong vỏ chứa một chất đắng gọi là quasin. Ta có thể chiết quasin như sau: Sắc vỏ bằng nước nhiều lần, cô cho hơi đặc. Dùng tanin để kết tủa quasin, sau đó gạn lấy cặn, rửa cận và loại tanin bằng chì cacbonat, quasin được giải phóng. Cô đặc trên nồi cách thủy. Dùng cồn 80 để chiết (cồn đun sôi), cất thu hồi cổn, ta được quasin thổ. Muốn tinh chế, rửa quasin thô bằng hỗn hợp cồn và ête. Người ta cho quasin là hỗn hợp của hai chất đồng phân quasin và neoquasin có công thức chung C22H30O6. Quasin có hai nhóm metoxyl và một OH tự do. Dùng axit clohydric đun sôi để khử metyl ta sẽ được một hợp chất trihydroxyl gọi là quasinol. Hạt chứa dầu béo, màu vàng nhạt.

Từ vỏ cây bách bệnh mọc ở Biên Hòa, Trảng Bom, Định Quán, Lê Văn Thới và Nguyễn Ngọc Suong (International Symposium on the Chem-istry of Natural Products, Kyoto, 1964, Ab-stracts of Papers, 51) đã chiết được một hydroxyxeton, Bsitosterol, campesterol, hai chất đáng là eurycomalacton (chiếm tỷ lệ cao nhất) và 2,6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng).

Eurycomalacton có tinh thể lăng trụ không mẫu, độ chảy 268-270 độ C (clorofom), rất tan trong pyridin, tan trong axeton, clorofom, ít tan trong benzen, metanol, etanol. Vị rất đắng, tan trong axit sunfuric đặc cho màu đỏ săm, tan dễ dàng trong dung dịch natri hydroxyd loãng. Công thức thô C,H,O. và công thức khai triển đã được xác định như sau:

Công dụng và liều dùng

Như tên của cây, đây là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh (Bách là Trăm)

Vỏ dùng chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng. Quả dùng chữa lỵ, tại Campuchia người ta dùng rễ chữa ngộ độc và say rượu, trị giun.

Vỏ phơi khô tán bột ngâm rượu hay làm thành viên uống. Ngày dùng 4 đến 6g.

Lá còn được dùng tấm ghẻ, lở ngứa.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!