Cây Chìa Vôi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

230
Chìa Vôi
Chìa Vôi
Đánh giá

Cây Chìa Vôi (Cissus modeccoides Planch.)

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Chìa Vôi trang 522-523 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là bạch liễm, đau xương, bạch phấn đằng.

Tên khoa học Cissus modeccoides Planch. [Cissus vitiginea Lour. (non L.) C. triloba Merr.. Callicarpa triloba Lour.]

Thuộc họ Nho Vitaceae.

Mô tả cây

Dây chìa vôi là một loại cây nhỏ, mọc leo, dài chừng 2 đến 4 mét, toàn thân nhẫn, có tua cuốn đơn, nhỏ hình sợi. Lá đơn, xẻ thùy chân vịt, phía cuống hình tim, dài và rộng từ 6 đến 8cm, những lá phía gốc hầu như nguyên, hình mác, lá phía trên chia 5 đến 7 thùy, dài gần bằng nhau, mép hơi có răng cưa. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành ngù đối diện với lá, nhưng ngắn hơn, có cuống.

Chìa Vôi
Chìa Vôi

Phân bố, thu hái và chế biến

Dây chìa vôi mọc hoang ở khắp ba tỉnh miền 1 Bắc và miền Nam. Thường người ta đào lấy rễ củ, thái mỏng, phơi hay sấy khổ làm thuốc với tên bạch liễm hay củ chìa vôi. Có thể đào quanh năm nhưng tốt nhất vào thu đông.

Thành phần hoá học 

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng 

Dây chìa vôi chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân, chưa thấy được ghi vào tài liệu cổ. Nhân dân dùng làm thuốc chữa đau nhức xương, đau nhức đầu, tê thấp.

Ngày dùng 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Có người đã dùng thân cây chìa vôi rửa sạch, sát trùng rồi dùng nong cổ tử cung, sau đó cho uống một bài thuốc gồm các vị có tính chất kích thích sự co bóp tử cung để tống thai ra. Phương pháp đó có kết quả nhưng vẫn phải nạo lại bằng dụng cụ, thời gian nạo có chóng hơn.

Cây Chìa Vôi (Ipomoea turpethum R. Br.)

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Chìa Vôi trang 553-554 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là bình vôi, bạch phấn đằng, turbith vegetal.

Tên khoa học Ipomoea turpethum R. Br.. Operculina turpethum (L) Silva Manso.

Thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae.

Mô tả cây

Dây leo bằng thân quấn, sống dai. Cành hình trụ hơi có dìa. Lá hình trứng hay thuôn dài, đôi khi ba cạnh, phía dưới hình tim, dài 5-12cm, rộng 2,5-7.5cm, cuống lá dài 1-7cm. Hoa to màu trắng hay vàng nhạt mọc ở lách lá. Cuống hoa dài 1- 7cm. Quả nang đường kính 15-l6cm, 4 cạnh, bao bọc trong đài cao 3cm, quả mở theo đường nứt ngang vì vỏ quả ngoài tạo thành một chỏm rụng xuống khi chín và có mang theo vòi. Hạt 3- 4, hình thấu kính, màu đen nhạt, đường kính 6 7mm. Mùa hoa: Mùa thu và đồng.

Cây Chìa Vôi
Cây Chìa Vôi

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại ở ven đường, nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Còn thấy mọc và được trồng ở Malaixia, Ấn Độ, Trung Quốc, Philipin.. Người ta thu hái và dùng làm thuốc gồm thân rễ, rễ và phần thân trên mặt đất, cắt và thái thành từng đoạn dài 10-20cm, đường kính 1-3cm. Thường được liệu bao gồm khoảng 63% thân rễ, 22% rễ và 15% thân trên mặt đất. Thuốc vị nhạt, sau hơi hắc.

Thành phần hoá học

Hoạt chất chủ yếu của chìa vôi là hỗn hợp gluco-nhựa với tỷ lệ 7-8%. Muốn định lượng gluco nhựa trong dược liệu người ta cân chính xác 6g bột chìa vôi. Chiết gluco nhựa bằng 90ml cồn 90 dun soi ở nhiệt độ cách thủy trong 4 giờ. Lọc và lấy một lượng dịch cồn chiết tương dương với 5g bột. Cho vào một bình cầu đã cân bì và cất thu hồi cổn, sấy khô cận ở 100°C, rồi dùng nước nóng rửa cận để loại hết phần đường và phần tan trong nước của nhựa thu được. Lọc nước rửa qua giấy lọc đã cân bì (có xếp nếp). Sấy khổ bình cầu chứa cặn và giấy đã dùng lọc nước rửa ở nhiệt độ 100- 105°C. Cần và tính tỷ lệ.

Gluco nhựa của chìa với phân tích sâu hơn sẽ được hai phản là turpethin (không tan trong ête và chiếm khoảng 90%) và turpethin α và β (tan trong ête, turpethin β, tàn cả trong ête dầu hỏa)

Thủy phân kiềm và thủy phân axit các chất turpethein ta sẽ thu được phân genin là một axit ancol (axit jalapinolic hay axit hydroxy-II panmitic với 16 cacbon, và phần đường gồm glucoza và ramnoza. Nhưng khi thủy phân turpethin, thì phần genin lại là một chất trung tính chứ không phải là một axit ancol (theo Shellard-Planta medica, 1961, 9, 102-115 và 141-152)

Công dụng và liều dùng 

Trong kinh nghiệm của nhân dân Việt Nam thì củ chìa vôi thường được dùng chữa thấp khớp, đau nhức các khớp xương. Thân cây chìa vôi hơ hay xào nóng dùng đắp lên bụng phụ nữ sau khi đẻ để chữa đau bụng.

Theo kinh nghiệm các nước phương Tây, thân rễ chìa vôi dùng làm thuốc tẩy mạnh với liều 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc hoặc với liều 1 đến 4g bột.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!