A Giao (Minh Giao) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

271
A Giao
A Giao
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

A giao, Minh giao trang 945 – 946 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Colla Asini, Gelatinum Asini, Gelatina nigra.

A giao là keo chế từ da lừa cạo bỏ lông, nếu thành cao. Con lửa có tên khoa học Equus asinus L thuộc ngành có xương sống (Vertebrata), lớp có vú (Mammalia), bộ guốc lẻ (Perissodaetyla), họ Ngựa Equidae.

A là tên huyện Đông A thuộc tỉnh Sơn đồng Trung Quốc, giao là keo. Tại huyện. Đông A có cái giếng, dùng nước giếng này nấu da lưu sắc đặc thành cao do đó có tên a giao.

Cách chế biến A giao

Theo Trung được chí, cách chế a giao của Trung Quốc như sau: Lấy da lừa ngắm nước 2- 3 ngày cho mềm. Lấy ra cạo sạch lông, cắt thành từng miếng nhỏ. Rửa sạch lần nữa. Cho vào nổi, đổ ngập nước đun 3 ngày 3 đêm. Lấy nước ra, thay nước mới, làm như vậy 5-6 lần để lấy hết chất keo của da lừa. Lọc qua dây đồng có mắt nhỏ. Thêm vào nước lọc một ít phèn chua, khuấy đều, chờ vài giờ, các tạp chất lắng xuống. Gạn lấy lớp trong ở trên và cô đặc, 2 giờ trước khi lấy ra, thêm đường và rượu (cứ 600kg da lừa thêm 4 lít rượu và 9kg đường) và nửa giờ trước khi lấy ra lại thêm dầu đậu tương cho đỡ dính (600kg thêm 1kg dấu). Sau đó đổ ra, để nguội, cất thành từng miếng dài 10cm, rộng 4- 45cm, dày 0,8-1,6cm.

Ở Việt Nam cũng có lừa nhưng thường không chế. A giao vẫn còn phải nhập của Trung Quốc. Ta có thể dựa trên phương pháp giới thiệu trên đế chế a giao.

A Giao

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu trong a giao là collagen.

Collagen thủy phân sẽ cho các axit amin: 10% lysin, 7% acgynin, 2% histidin, xystin, glyxin.

Lượng nitơ toàn phần là 16,43-16,54%, lượng canxi là 0,079-0.118%, lượng sunfua 110- 2.31%. Độ trong 0,75-1,09% (Theo T. G. Ni 1935. The Composition and action upon cal cium metabolism of Ah. Chiao and Com-mercial gelatin. Chinese J. Physiol 9: 329).

Tác dụng dược lý của A giao

Theo sự nghiên cứu của T. G Ni (báo Chinese Journal Physiol., 1935-1936) a giao có 4 loại tác dụng:

  1. Ảnh hưởng đối với chuyển hóa chất canxi. Theo báo cáo của T. G Nia giao có khả năng cải thiện sự hấp thụ canxi của động vật. Tác giả đã cho chó uống an giao đồng thời cho ăn canxi cacbonat, thấy lượng canxi trong huyết thanh tăng cao tác giả cho rằng sự hấp thụ canxi được tăng là do glyxin trong a giao. Cho uống a giao, khả năng đông máu không tăng nhưng nếu tiêm dung dịch 5% a giao diệt trùng thì khả năng

đồng máu tăng.

  1. Tác dụng tạo máu. Tác giả đã rút máu của chó để gây thiếu máu, rồi chia chó làm hai lỗ, một lỗ cho ăn a giao một là không cho ăn. Xét nghiệm hồng cầu và các yếu tố khác của máu. Kết quả a giao làm tăng nhanh lượng hồng cầu và các sắc tố của máu.
  2. Tác dụng đối với chúng loạn đường cơ dẫn dần (dystropie musculaire progressive). Tác giả đã nuôi chuột bạch theo một chế độ ăn đặc biệt để gây hiện tượng loạn dưỡng cơ dẫn dán: Nhẹ thì như bị quê, nặng thì tê liệt khó đứng dậy. Sau đó cho ăn a giao thì sau hơn 100 ngày, đa số con vật hết các triệu chứng tê liệt so với các con vật khỏe mạnh không khác nhau.
  3. Tác dụng chống choáng. Tác dụng đã gây choáng đối với mèo, sau đó dùng dung dịch a giao 5% thèm muối để giữ đảng trương và kiếm hóa, lọc, đun sợi 30-40 phút, đợi nhiệt độ hạ xuống 38 thì tiềm từ từ vào mạch máu; thấy huyết áp trở lại bình thường và con vật được cứu sống.

Công dụng và liều dùng

A giao là một vị thuốc bổ, và cầm máu dùng trong mọi trường hợp bằng huyết, lỵ ra máu, họ ra máu, đại tiểu tiện ra máu, hồi hộp mất ngủ.

Còn dùng làm thuốc an thai.

Ngày dùng 6-12g. Có khi dùng sống, có khi sao với bột vỏ sò, hoặc bổ hoàng rồi mới dùng. Theo tài liệu cổ a giao có vị ngọt tính bình, vào kinh phế, can và thận. Có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ phế, nhuận táo, cám mẫu, an thai. Dùng chữa hư lao sinh họ, phế ung thổ ra mủ, ho ra máu, nôn ra máu, ra máu cam, ỉa ra mẫu, thai sản, bảng lậu âm hư, tâm phiền, mặt ngủ. Người tỳ vị hư nhược, nôn mửa, ỉa lỏng. tiêu hóa kém không dùng được.

Cách chế biến A giao khi dùng

  1. Chế với bột vỏ sò (cáp phán). Cho chừng 1kg vỏ sò vào chảo, rang cho nóng cho a giao thái nhỏ vào, rang thêm cho đến khi a giao nở đèn (không có chỗ nào rán cứng nữa) thì lấy ra xây bỏ vỏ sò đi, a giao chế như vậy sẽ bớt độ dính. Mùi cũng thơm hơn.
  1. Chế với bố hoàng. Cho bố hoàng vào chảo, ràng nóng rồi cho a giao thái nhỏ vào, tiếp tục rừng cho đến khi a giao nở thì vây bỏ bỏ hoàng, lấy a giao mà dùng

Đơn thuốc có vị a giao

  1. Bài thuốc an thai: Á giao 8g, ngải cứu 8g. Sắc với 600ml (3 bát nước) cô đặc còn 200ml (1 bát), chia 3-4 lần uống trong ngày.

Theo tài liệu cổ, liều lượng a giao và ngủi cứu dùng tới 80 g mỗi thứ, hành trắng tới 20g, nhưng thực tế chỉ cần dùng theo liều lượng giới thiệu trên.

  1. Chữa kinh nguyệt ra mãi không ngừng: A giao sao với bố hoàng như trên. tán nhỏ ngày uống 8-16g. Nếu uống được rượu thì dùng rượu mà chiều.
  2. Chữa lỵ ra máu: A giao 10g (để riêng không sắc), hoàng liên 3g, can khương 2g, sinh lục địa 5g, nước 600ml. Sác còn 200ml. Lọc bỏ bã, nước thuốc còn đang nóng, thái nhỏ an giao cho vào. Chia làm 2 lần uống trong ngày (bài thuốc kinh nghiệm trong cuốn Thiên kim phương).

Chú thích

1- Ngoài vị a giao trong đồng y còn dùng vị minh giáo là chất keo chế từ da trâu hay da bò Bos taurus L. Thành phần cũng gần như a giao. Công dụng cũng như a giao.

2- Tây y có dùng làm thuốc và thực phẩm chất gelatin chế từ xương, gân, da các giống vật.

Gelatin được coi là một món ăn cung cấp protit cho cơ thể, một vị thuốc cấm máu, chữa đi ỉa lỏng, chữa loét dạ dày và ruột.

 

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!