Cây Đinh Hương (Đinh Tử Hương) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

465
Đinh Hương
Đinh Hương
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Đinh Hương trang 691-692 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cống đinh hương, đinh tử, đinh tử hương.

Tên khoa học Syzygium aromaticum (L.) Merr.et Perry, Eugenia caryophyllata Thunb., Eygenia caryophillus (Sprengel) Bullock et. Hariss.

Thuộc họ Sim Myrtaceae.

Vị thuốc giống như chiếc đỉnh, lại có mùi thơm nên đặt tên đinh hương. Tên caryophyllata do chữ caryo có nghĩa là quả giẻ, phyllus là lá, sau khi lá đài rụng hết, vị đinh hương giống như một quả hạt giẻ nhỏ được bao bọc bởi một vòng lá.

Mô tả cây

Đinh hương cao 12-15m. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, phiến lá dài. Hoa mọc thành xim nhỏ chi chít và phân nhánh ở đầu cành. Hoa gồm 4 lá đài dày, khi chín có màu đỏ tươi, 4 cánh tràng màu trắng hồng, khi nở thì rụng sớm, rất nhiều nhị. Quả là những quả mọng dài, quanh có các lá đài, thường chỉ chứa một hạt.

Đinh Hương
Đinh Hương

Phân bố thu hái và chế biến

Cây đinh hương vốn nguồn gốc ở đảo Moluc (Indonexya). Khi đảo này bị thực dân Hà Lan xâm chiếm vào đầu thế kỷ 17, bọn thực dân đã phá hầu hết những cây để giữ độc quyền sản xuất đinh hương. Nhưng đinh hương vẫn được đưa đi trồng tại nhiều nước nhiệt đới châu Phi và châu Á vào thế kỷ 18. Nhiều nhất ở các đảo Zanziba và Penba (Ấn Độ Dương), bờ bể phía đông châu Phi, Mangat, Braxin, Malaixia, Sumatra.

Cây ưa khí hậu nóng và ẩm, độ cao dưới 200-300m. Năm thứ 5 và 6 ra hoa, nhưng thu hoạch cao nhất vào năm thứ 20. Tùy theo vùng, mỗi năm thu hoạch 1 đến 2 lần, khi nụ bắt đầu đỏ. Hái hoa bằng tay khi còn ở giai đoạn nụ, ngắt bỏ cuống (griffe) nhưng cuống cũng được sử dụng. Phơi hay sấy cho đến khi ngả màu nâu. Mỗi cây cho khoảng 2kg đến 3kg nụ đinh hương. Đừng để đến khi thành quả (anthofles) mới hải vì khi ấy chất lượng kém. 1kg đinh hương gồm chừng 10.000 nụ.

Nước sản xuất đinh hương nhiều nhất hiện nay là Zanniba và Pemba. Mỗi năm sản xuất từ 10.000 tấn, sau đó đến Mangat, đảo Sanh Mari (Saint Marie) mỗi năm sản xuất 4.000 tấn. Indonesia sản xuất chừng 3.000 tấn mỗi năm.

Nước ta trước đây hoàn toàn nhập định hương. Mới đây ta có thử di thực được một vài cây đinh hương nhưng chưa phát triển. Hiện đã mất giống.

Thành phần hoá học

Nụ đinh hương chứa từ 10 đến 12% nước, 5 đến 6% chất vô cơ, rất nhiều gluxit, 6-10% lipit, 13% tanin.

Năm 1948-1949, Meijer và Schmid đã chiết được từ cao ête của đỉnh hương mọc hoang dại các chất chromon: Eugenin và eugenitin và một dẫn xuất xeton gọi là eugenon (trimetoxy 2, 4, 6 benzoylaxeton).

Người ta cho hoạt chất chính của đinh hương là tinh dầu chiếm tới 15-20%. Đây là một nguyên liệu thực vật chứa hàm lượng tinh dầu vào loại cao nhất. Tinh dầu đinh hương nặng hơn nước (1,043-1,068), nhưng khi bắt đầu cắt, có một lượng tinh dầu nhẹ hơn nước bốc sang trước. Trong tinh dầu, thành phần chủ yếu là 80 đến 85% eugenola (allygaiacol) kèm theo 2 đến 3% axetyleugenola, các hợp chất cacbua trong đó có một chất sesquitecpen là caryophyllen, một ít dẫn xuất xeton (metylamylxeton) ảnh hưởng tới mùi của tinh dầu và các este.

Công dụng và liều dùng

Công dụng của đỉnh hương đã được nhân dân châu Á biết từ trước dương lịch. Những quan lại phong kiến Trung Quốc đã dùng đinh hương được người Ả Rập nhập vào châu Âu thế kỷ thứ 1 và đinh hương được xem như một loại gia vị rất quý. Người ta ước lượng hiện nay nhu cầu thế giới khoảng 20.000 tấn một năm. Công dụng phổ biến là để chế bột cary. Tại Inđônêxa người ta thái mỏng đinh hương để trộn vào với thuốc lá.

Làm thuốc, theo tài liệu cổ đinh hương có vị cay, tính ôn, vào 4 kinh phế, tỳ, vị, dùng chữa các chứng cam răng, nôn mửa, ỉa lỏng, đau bụng,

Trong y học hiện đại người ta dùng đinh hương chế rượu, làm thuốc kích thích sự tiêu hoá và làm chất sát trùng mạnh: Trong những vụ dịch người ta nhai đinh hương để phòng bệnh.

Nhưng công dụng phổ biến là dùng làm nguyên liệu cất lấy tinh dầu đinh hương có tác dụng sát khuẩn và diệt sâu bọ mạnh. Thường tỉnh đầu đinh hương được dùng trong nhà khoa để làm thuốc tế và diệt tủy răng.

Trong công nghiệp đinh hương dùng để chiết lấy eugenola, từ eugenola người ta bán tổng hợp chất thơm vanilin. Muốn vậy người ta cất cả cuống (chứa 5-6% tinh dầu có hàm lượng 80- 95% eugenola), tại Mangat người ta cất cả lá đinh hương (chứa 4-5% tinh dầu có hàm lượng trung bình 85% eugenola và không chứa axetyleugenola). Quả đinh hương (antofle) chứa ít tinh dầu, hàm lượng eugenola thấp, ít sử dụng. Ở nước ta chưa có đinh hương, người ta dùng hương nhu trắng làm nguồn nguyên liệu cất tinh dầu chứa eugenola (xem vị này).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!