Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Cây Hột Mát trang 318 tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là Cây Xa, Thàn Mát
Tên khoa học Antheroporum pierrei Gagnep.
Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Mô tả cây
Cây hột mát là một cây to, cao từ 8-24m. Lá kép lồng chim, gồm 5-7 hoặc 9 lá chét, mọc đối, phiến lá chét dai, nhẫn, dài 7-11cm, rộng 3-4cm. Cuống chung dài 9-12cm, cuống lá chét dài 6-7mm. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc ở đầu cành. Hoa màu hồng hay tím nhạt. Quả giáp dài 6cm, rộng 3,5cm, không cuống, dày 1,5-12mm. Mỗi quả có I hạt. Hạt hình trứng dài 16mm, rộng 14mm, dày 8-10mm, màu đỏ nâu, bóng
Phân bố và thu hái
Cây mọc hoang tại miền rừng núi Việt Nam, nhưng nhiều và hay được sử dụng tại miền nam Trung bộ và Nam Bộ. Tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Bố Trạch, Quảng Trạch (Quảng Bình) nhân dân thường trồng quanh vườn.
Mùa thu hoạch vào tháng 5-6.
Thành phần hóa học
Năm 1940, F. Guichard (Rev. Med. Chirurg Fire Extr. Orient, 3) đã nghiên cứu sơ bộ hột mát và thấy trong hột mát có một số chất dấu, các chất gồm, một số chất nhựa có độc tính đối với cá, một ít rotenon một chất có tinh thể hình lăng trụ, chảy ở 257 độ, cho màu vàng đỏ với axit sunfuric, không tan trong nước; một chất có tinh thể hình kim màu vàng, độ chảy 195 độ, cho với axit sunfuric màu đỏ máu, không phải ancaloit, cũng không phải glucozit, không độc đối với cá, một saponin trung tính độc và một chất saponin axit.
Tác dụng dược lý.
Năm 1940, E Guichard tán bột hột mát cho vào nước có nuôi cá thì thấy những con cả này có một thời kỳ kích thích ngắn, sau đó đến thời kỳ nay dài hay ngắn tùy theo cá to nhỏ, cuối cùng cá chết.
Chất độc tập trung trong lá mầm, không có trong vỏ hat.
Công dụng và liều dùng
Hiện cây này không được dùng làm thuốc. Nhân dân chỉ dùng hạt tán nhỏ, cho xuống nước để duốc cá. Có thể nghiên cứu để làm thuốc trừ sâu bọ hại hoa màu.