Cây Cối Xay (Kim Hoa Thảo) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

247
cây cối xay
cây cối xay
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Cối Xay  trang 618-619 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cây dằng xay, kim hoa thảo, mà mãnh thảo, nhĩ hương thảo.

Tên khoa học Abutilon indicum (L.) G. Don (Sida indica L.).

Thuộc họ Bông (Malvaceae).

Mô tả cây

Cây nhỏ mọc thành bụi, cao chừng 1-1,5m. Toàn thân và các bộ phận của cây đều mang lồng măng. Lá mềm, hình tim, đầu nhọn dài rộng chừng 10cm. Hoa mọc ở kẽ lá, đơn độc, màu vàng, cuống hoa dài bằng cuống lá. Đài 5 răng không có tiểu đài. Nhị nhiều. Nhuỵ gồm tới 20 lá noãn. Toàn bộ trồng giống cái bánh xe hay cái cối xay. Mỗi lá noãn chứa tới 3 hạt, nhẵn, màu đen nhạt, hình thận.

cây cối xay
cây cối xay

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở khắp nơi trong cả nước. Còn mọc tại các nước vùng nhiệt đới châu Á, Malaixia, Inđônêxia.

Thường người ta dùng lá, thân, rễ và quả tươi hay khô. Vỏ thân còn cho một thứ sợi trắng bóng, dùng làm dây buộc.

Thành phần hoá học

Trong lá chứa rất nhiều chất nhầy.

Các bộ phận khác chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng liều dùng

Cối xay là một vị thuốc nhân dân. Trong đông y, người ta cho rằng cối xay vị ngọt, tính bình, có tác dụng tán phong, thanh huyết nhiệt, có thể thăng thanh, giáng trọc, khai khiếu, hoạt huyết, chữa tai điếc rất tốt.

Thường người ta dùng lá giã đắp mụn nhọt hay sắc uống thông tiểu tiện, cho mát, chữa sốt, tiểu tiện đỏ. Có khi người ta dùng cả rễ như dùng lá.

Ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài da, không kể liều lượng.

Chú thích: 

Tại Trung Quốc người ta thường hay dùng một cây cùng chỉ với cối xay: Abutilon avicennae Gaenn (Abutilon theophrasti Medic. ) cùng họ, gọi là mãnh ma hay bạch ma. Hạt của nó gọi là đông quì tử có chứa chất protit và chất béo 15- 20%, có khi tới 30% dùng chữa xích và bạch lỵ, còn dùng chữa mụn nhọt, đại tiểu tiện khó khăn, thuỷ thũng, vú sưng đau. Ngày uống 4-12g dưới dạng thuốc sắc.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!