Cây Nàng Nàng (Cây Trứng Ếch) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

426
Cây Nàng Nàng
Cây Nàng Nàng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Nàng Nàng trang 270-271 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Trứng Ếch, Trứng Ốc, Bọt Ếch, Nổ Trắng, Co Phá Mặc Lăm (Thái), Pha Tốp (Lai Châu), Đốc Pha Nốc (Lào), Srul Kraham (Campuchia). 

Tên khoa học Callicarpa cana L.

Thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ, cảnh vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7-20cm, rộng 2,5-11cm, hai mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn nên có màu trắng bạc. Hoa rất nhỏ màu hồng nhạt mọc thành xim ở kẽ lá, thành hình cầu. Quả hình cầu, nhẵn, màu tía, đường kính 2-3mm, mọc sát nhau.

Mùa hoa quả: Tháng 5-9

Cây Nàng Nàng
Cây Nàng Nàng

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại ở khắp những vùng đối núi miền trung du nước ta, có khi ở ven rừng. Còn thấy mọc ở Philippin, ở các nước nhiệt đới châu Á.

Người ta dùng thân, lá, rễ gần như quanh năm. Hải về phơi hay sấy khô, hoặc hái vẻ (rẻ) rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Nàng nàng là một vị thuốc được nhân dân dùng chữa phụ nữ sau khi đẻ kém ăn, da vàng, bệnh vàng da và để bồi dưỡng.

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Có thể tán bột uống.

Dùng ngoài chữa mụn, lở loét: Lá sao chảy đen, tán bột rắc lên nơi lở loét.

Có thể dùng nấu nước rửa nơi lở loét, mụn nhọt.

Ở Philipin, nhân dân dùng lá nàng nàng giã nát để đánh bả cá.

 

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!