Yến (Hải Yến) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

223
Yến
Yến
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Yến trang 960 – 962 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là hải yến, huyền điều, du hà ưu điều. yến hoa, yến thái, quan yến, kim ty yến.

Tên khoa học Collocalia sp.

Thuộc họ Vũ Yên Apodidae.

Người ta dùng tổ con chim yến (Nidus Collocaliae). Chim yến thuộc nhiều loài: Yến dão Giava Collocalia thunbergi, yen lung màu tro Collocalia inexpectata Hume; yến một màu Collocalia unicolor Gordon; yen dao Hai Nam Collocalia linchi affinis Bearan, yến sào Collocalia francica vestida deu thuộc họ Vũ yến Apodidae.

Mô tả con vật

Hải yến giống con chim én (cũng gọi là yến) nhưng lòng không đẹp, hót không hay, mình nhỏ, cánh dài và nhọn, đuôi ngắn, mỏ cong, lông ở lưng và bụng màu xám, lông đuôi và cánh đen như huyền do đó người ta thường gọi loại yến này là “huyền điều” (chim đen màu huyền), hay “hải yến” (chim yến ở biển), hoặc “du hà ưu điều” (chim bay trên sông nước).

Nhiều loại yến khác cũng được khai thác; tất cả đều nhỏ và thân thường chỉ dài 9-10cm, con cái to hơn con đực, nặng chỉ khoảng 7-10g, đầu mỏ hơi cong, ngón chân có màng, cánh nhỏ dài, thường bơi lội trên mặt nước hoặc bay lướt trên mặt nước, đớp lấy động vật trong biển hoặc đồ ăn ở tàu thuyền vớt bỏ để làm thức ăn.

Đừng nhầm với chim én mình thon, mỏ rộng. đuôi dài và chẻ thành hình chữ V tuy thuộc cùng họ, nhưng khác loài và không cho yến, vì không làm tổ bằng chất dãi như chim yến nói trên.

Yến
Yến

Phân bố, thu hái và chế biến

Chim yến cho yến sống rải rác ở những hải đảo vùng đông nam châu Á, Indonexia, Philipin, miền nam Trung Quốc (bờ biển Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam).

Ở Việt Nam chim yến cho yến sống nhiều ở ven biển từ Quảng Bình đến Hà Tiên. Có ban vùng đặc biệt nổi tiếng: Cù lao Chàm (thuộc tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng). Mũi én và vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa. Tại những vùng này yến sống rất đồng ở nhiều đảo. Nhưng yếu thường ở tại những nơi rất hiểm hóc: Khi thì ở những mũi đá lởm chởm dựng đứng, khi thì ở những mỏm núi cheo leo, phía dưới là vịnh nước đen sâu đầy đá ngầm, muốn tìm và đến được những nơi yến ở để lấy tổ yến phải rất kiên nhẫn và rất dũng cảm.

Người ta tìm tổ yến để lấy “yến sào”. Yến sào tức là cái tổ của con chim yến. ở đây yên sống và sinh nở. Nhưng khác với những loài chim khác đến mùa sinh đẻ thường tha rác, cành cay về làm tổ, còn chim yến, làm tổ bằng chất nước dãi của mình. Người ta cho rằng, ban ngày chim yến đi kiếm ăn, nuốt cả con trong biển, rồi đêm đến nhà nước dãi thành những vành tròn hình xoáy trôn ốc để xây tổ. Ban đầu tốc độ chậm, nhưng vào mùa gió nồm thổi thì tốc độ nhanh hơn. Vào đầu tháng 4 yến làm xong tổ và thời kỳ này cũng là bắt đầu mùa thu hoạch tổ yến đầu tiên. Nếu thu hoạch kịp thì chim yến mất tổ, còn thời gian làm lại tổ khác. Đợt làm tổ thứ hai này kéo dài 2-3 tháng, kịp vào tháng 6 là mùa yến sinh nở. Yến để trứng, sau 25 ngày trứng nở, chờ sau 75 ngày nữa cho yến non dù lớn mới nên lấy tổ. Đợt thu hoạch tổ này kém vụ thứ nhất do mới là thức ăn chính của yến ít đi. Tùy theo màu sắc, người ta phân biệt tổ yến ra mao yến (hay quan yến) và huyết yến.

Mao yến là tổ của hải yến lúc đầu mới làm để đẻ trứng. Vì khí hậu còn lạnh, trong tổ có nhiều lồng yến màu tro đen, hình tổ hơi giống hình bán nguyệt, mặt bám vào hang đá thì tương đối bằng, mặt hướng ra ngoài hơi vống lên, dài độ 6-10cm, rộng 3-5cm, mặt trong lõm vào, bên ngoài màu trò trắng, lẫn lộn nhiều lòng yến, toàn thể do nhiều lớp sợi xơ chồng lên mà thành, mặt bám vào hang đã thì xơ chẳng chịt, ngổn ngang, sản sùi, mặt lưng vống lên thì sợi xơ tương đối mịn, sắp xếp thành hình sóng lượng. bên trong tổ thì sản sùi như xơ mướp, chất cứng mà dòn, để gầy, chỗ gãy trong như chất sừng. Một tổ yến chỉ nặng khoảng 10g.

Bạch yến hay quan yến là tổ có lồng lần đầu tiên bị lấy mất, con yến làm lại tổ lần thứ hai, màu trắng tinh, nửa trong suốt, mặt lưng lối lên tương đối bằng, trơn, thỉnh thoảng cũng có lòng yên lần vào, hình dáng lớn nhỏ cũng giống như mao yến, thứ này phẩm chất rất tốt.

Huyết yến về hình dáng, kích thước cũng như bạch yến, chỉ khác ở chỗ có sợi xơ màu huyết đỏ nâu. Người ta cho rằng do khi con mẹ nhà dãi làm tổ, trong dãi yến mẹ có lẫn máu. Yến huyết rất hiếm và rất quý. Người ta tính trên một đảo yến, một vụ chỉ thu được 2-3kg huyết yến là cùng.

Người ta còn dựa vào màu sắc mà phân biệt ra yến thiên là yến có màu vàng, yến địa là yến có màu xám, hơi nham nhở xù xì, yến bài là loại tổ yến đang làm đỏ.

Mùa thu hoạch tổ yến thường từ tháng 4, tháng 8 đến tháng 12 là tốt. Năm 1976 riêng trong đợt I ty thủy sản tỉnh Nghĩa Bình đang phấn đấu khai thác 150kg yến sào, nhiều nhất ở 2 xã Phước Hải và Phước Châu (Quy Nhơn).

Trước đây một kg yến sào trị giá bằng một lạng vàng.

Thành phần hóa học

Phân tích tổ yến người ta thấy có gần 50% chất protit, 30,55% gluxit và 6,19% tro

Hoạt chất chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ thì yến sào được thấy ghi đầu tiên trong “Bản thảo cương mục thấp dĩ (1765): Tính chất của yến sào được ghi là vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và vị. Tác dụng của nó là nuôi phế âm, tiêu đờm, hết họ.

Thường dùng chữa hư yếu, họ lao, sốt từng cơn, hen suyễn, thổ huyết. Thường dùng làm món ăn bổ trong những bữa tiệc lớn. Làm thuốc, yến sào được dùng làm thuốc bổ dưỡng, chữa gầy yếu, họ hen, lao, thổ huyết. ngày dùng 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc: cho yến sào vào túi vải, thêm nước vào đun sôi, để lắng mà

Trong protit thấy có 2,7% histidin, 2,7% acginin, 2,4% xystin, 1.4% tryptophan và 5,6% uống. tyrosin.

Trong trò có Photpho, sắt, kali và canxi.

Theo tài liệu cổ thì đối với những người biểu tà, vị hư hàn không dùng được.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!