Trạch Tả (Mã Đề Nước) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

432
Trạch Tả
Trạch Tả
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Trạch Tả trang 217 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là cây Mã Đề Nước. 

Tên khoa học Alisma plantago-aquatica L. var. orientalis Samuelsson.

Thuộc họ Trạch tả Alismataceae.

Trạch tả (Rhizoma Alismatis) là thân củ chế biến, phơi hay sấy khô của cây trạch tả (trạch=đầm, tả=tát cạn, vì vị này thông tiểu tiện rất mạnh như tát cạn nước đầm ao).

Mô tả cây

Cây trạch tả mọc ở ao và ruộng, cao 0,3-Im. Thân rễ trắng, hình cầu hay hình con quay, thành cụm, lá mọc ở gốc hình trứng thuôn, hay lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp lại hình tim. Hoa họp thành tấn có cuống dài đều, lưỡng tính có 3 lá . đài màu lục, 3 cánh hoa trắng hay hơi hồng, nhị nhiều lá noãn rời nhau, xếp xoắn ốc. Quả là một đa bế quả

Trạch Tả
Trạch Tả

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này mọc hoang ở những nơi ẩm ướt ở Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hiện được trồng ở nhiều tỉnh như Nam Hà, Thái Bình, Hà Tây, Hoà Bình… Hái lấy rễ củ, rửa sạch, cao hết rễ nhỏ, phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Trong trạch tả, người ta mới phân tích thấy được tinh dầu, chất nhựa 7%, chất prôtit và 23% chất bột. Thành phần hoạt chất chưa rõ. Dược điển Triều Tiên quy định: Độ ẩm dưới 15%, tro dưới 7%, tro không tan trong HCl dưới 2%, cao rượu trên 7%.

Nghiên cứu dược lý

Trong chuyên san của Viện nghiên cứu tiền Bắc Bình có báo cáo: Bắt đầu, tiêm kali nitrat cho thỏ để gây viêm thận đưa đến hiện tượng ứ đọng urê và cholesterin trong máu, sau đó tiêm thuốc trạch tả. Kết quả là lượng urê và cholesterin trong máu giảm xuống.

Cho người mạnh khỏe, uống nước sắc trạch tả, thấy lượng nước tiểu, lượng urê và lượng natri clorua bài tiết đều tăng lên.

Công dụng và liều dùng

Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Có người nói là có thể chữa bệnh sỏi thận và lợi sữa. Đơn thuốc có trạch tả

  1. Chữa thủy thũng: Trạch tả 40g, bạch truật 40g, tán nhỏ, mỗi lần uống 10-12g. Dùng nước sắc phục linh để chiêu thuốc.
  2. Phục linh trạch tả thang: Trạch tả 6g, phục linh 6g, bạch truật 4g, cam thảo 2g, quế chỉ 2g, nước 600m1. Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Cũng chữa bệnh thủy thũng.
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!