Thông tin về Lovastatin – thuốc điều trị tăng lipid máu

7
Lovastatin
Lovastatin
Đánh giá

Thông tin chung về hoạt chất Lovastatin

Lovastatin là hoạt chất Statin đầu tiên có tác dụng giảm Cholesterol được phân lập từ chủng Aspergillus terreus. Nó đã được FDA chấp thuận trong điều trị ngăn ngừa tim mạch vàng, tăng Cholesterol máu và bệnh nhân vị thành niên mắc chứng tăng Cholesterol máu gia đình dị hợp tử.

Dược lý và cơ chế tác dụng của Lovastatin

Dược lực học

Lovastatin là thuốc đầu tiên được bán trên thị trường trong một nhóm hợp chất dược lý mới được gọi là chất ức chế men khử 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzym A (HMG CoA). Thuốc ức chế cạnh tranh với HMG-CoA làm gián đoạn quá trình sinh tổng hợp Cholesterol ở tế bào gan và tế bào ngoại vi. Lovastatin làm giảm đáng kể nồng độ chất béo trung tính, cholesterol lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), và apolipoprotein B và làm tăng nhẹ nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).

Thuốc có hiệu quả ở những bệnh nhân tăng Cholesterol máu có tính chất gia đình và không có tính chất gia đình dị hợp tử nhưng không hiệu quả ở bệnh nhân có tính chất gia đình đồng hợp tử.

Lovastatin cũng có thể kết hợp với chất cô lập Axit mật, Axit nicotinic và Gemfibrozil

Lovastatin
Công thức cấu tạo của Lovastatin

Dược động học

Sinh khả dụng khoảng 30 %. Khi dùng cùng với thức ăn, sinh khả dụng tăng lên 50%.
Thời gian đạt nồng độ đỉnh: 2 – 4 giờ.

Thuốc liên kết mạnh với Protein huyết tương khoảng 95%. Thuốc được chuyển hóa thành Axit beta-Hydroxy dạng hoạt động bởi CYP3A4 với sự bài tiết từ 80 đến 85 % qua phân và 10% qua nước tiểu.

Thời gian bán thải từ 1-2 giờ

Công dụng và chỉ định của Lovastatin

Điều trị tăng lipid máu có tính chất gia đình dị hợp tử.

Phòng ngừa bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch

Chống chỉ định của Lovastatin

Không dùng cho bệnh nhân có mẫn cảm với thành phần Lovastatin.

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Bệnh gan cấp tính.

Tăng Transaminase huyết thanh dai dẳng không giải thích được.

Sử dụng kết hợp với các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 như Itraconazole, Ketoconazole, Posaconazole, Clarithromycin, Telithromycin, Thuốc ức chế protease HIV, Boceprevir, Telaprevir, Nefazodone và Erythromycin

Liều dùng và cách dùng của Lovastatin

Liều dùng

Liều khuyến cáo: 20mg/ngày

Liều tối đa 80mg/ngày.

Liều thấp 10mg được khuyến cáo cho bệnh nhân cần giảm ít lượng Cholesterol.

Đánh giá đáp ứng của bệnh nhân sau 3 tháng điều trị. Nếu không có hiệu quả điều trị cần thay đổi liệu pháp trị liệu.

Sử dụng cho bệnh nhân trên 10 tuổi.

Bệnh nhân suy thận nặng: CrCl < 30mL/phút, cần thận trọng khi sử dụng liều 20mg/liều.

Bệnh nhân suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều.

Cách dùng

Nên kết hợp cùng chế độ ăn kiêng và chế độ sinh hoạt hợp lý.

Sử dụng đường uống, không nghiền nhai nát viên uống, nuốt cả viên với nước.

Thuốc được khuyến cáo sử dụng vào buổi tối cùng với thức ăn với viên nén. Còn với viên giải phóng kéo dài được sử dụng trước khi đi ngủ.

Viên nén giải phóng kéo dài không được khuyến cáo cho những bệnh nhân chỉ cần giảm một lượng nhỏ mức cholesterol.

Tác dụng không mong muốn của Lovastatin

Nhìn chung, Lovastatin dung nạp khá tốt. Có một số tác dụng phụ với tần suất nhỏ có thể xuất hiện trong quá trình điều trị như:

  • Tăng liên tục AST và ALT huyết thanh (hơn ba lần giới hạn trên của mức bình thường)
  • Tăng creatinine phosphokinase (CK) lớn hơn hai lần bình thường
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Phát ban da
  • Các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu
  • Đau cơ, suy nhược, chuột rút cơ bắp
  • Mờ mắt

Một số báo cáo nghiêm trọng khác:

  • Đái tháo đường.
  • Rối loạn chức năng thận.
  • Nhiễm độc gan.
  • Biến chứng về cơ, tiêu cơ vân nhất là đối với bệnh nhân cao tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ cần thận trọng.

Tương tác thuốc của Lovastatin

Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 Itraconazole, Ketoconazole, Posaconazole, Clarithromycin, Telithromycin, Thuốc ức chế protease HIV, Boceprevir, Telaprevir, Nefazodone và Erythromycin Có thể làm tăng nguy cơ bệnh cơ/tiêu cơ vân
Cyclosporine, Danazol, Diltiazem, Verapamil, Amiodarone, Colchicine và Ranolazine Có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ nếu dùng chung với Lovastatin.

Nên bắt đầu điều trị bằng Lovastatin với liều 10 mg và liều không được vượt quá 20 mg mỗi ngày.

Amiodarone Khi có kết hợp cùng với Amiodarone, không dùng quá 40 mg Lovastatin mỗi ngày vì liều cao hơn làm tăng nguy cơ bệnh cơ và tiêu cơ vân.
Men gạo đỏ Khi kết hợp các sản phẩm có chứa men gạo đỏ và Lovastatin, có thể làm tăng các nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về gan và cơ.

Thận trọng khi sử dụng Lovastatin

Trước khi điều trị bằng Lovastatin, càn loại trừ các nguyên nhân gây tăng Cholesterol như đái tháo đường, nghiện rượu, rối loạn Protein máu, suy giáp, bệnh gan tắc nghẽn, hội chứng thận hư.

Thận trọng các biến chứng trên thận, cơ va tim.

Cách bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Tránh xa tầm tay trẻ em.

Các dạng bào chế phổ biến của Lovastatin

Hiện nay trên thị trường Lovastatin có một số dạng bào chế:

Lovastatin ở dạng viên nén có hàm lượng 10mg, 20mg và 40mg.

Viên nén giải phóng kéo dài có sẵn ở dạng 20, 40 hoặc 60 mg.

Lovastatin có tên biệt dược gốc là Mevacor. Ngoài ra, thuốc còn được biết đến với một số chế phẩm nổi tiếng khác như:

Lovastatin
Các biệt dược chứa Lovastatin

Tài liệu tham khảo

  1. Dược thư quốc gia năm (cập nhật năm 2018), Lovastatin, Trang 289. Dược Thư Quốc Gia Việt Nam. Truy cập ngày tháng 4 năm 2023.
  2. Hanh Duong; Tushar Bajaj (cập nhật ngày 15 tháng 5 năm 2022), Lovastatin, PubMed. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!