Táo Rừng (Mận Rừng, Bút Mèo) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

339
Mô tả cây Táo Rừng
Mô tả cây Táo Rừng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Táo Rừng trang 149-150, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là mận rừng, bút mèo, vang trầm.

Tên khoa học Rhamnus crenatus SiebZucc. var. cambodianus Tard.

Thuộc họ Táo ta Rhamnaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ cao 1 đến 8m. Cành mềm nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng, đáy lá thuôn, đầu lá hơi nhọn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới, mép lá hơi có răng cưa, trông giống lá táo ăn. Hoa nhỏ, lưỡng tính, màu trắng vàng, mọc thành chùm tán ở kẽ lá. Quả như quả táo ta nhưng nhỏ hơn và dẹt hơn. Mùa hoa quả: tháng 5-7

Mô tả cây Táo Rừng
Mô tả cây Táo Rừng

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại ở những vùng đồi núi nơi dãi nắng hay ven rừng. Người ta dùng lá và rễ. Rẻ đào về rửa sạch đất, bóc lấy vỏ, thái nhỏ phơi hay sấy khô. Lá thường dùng tươi.

Thành phần hóa học

Trong rễ và lá có những chất cho phản ứng dương tính với những thuốc thử ancaloit, flavonoid và saponin (Vũ Ngọc Lộ, Lê Đức Trường 1970)

Công dụng và liều dùng

Chữa hắc lào: Vỏ rễ khô giã nát ngâm với rượu 40% với tỷ lệ 1 rễ, 3 rượu, hoặc với dấm tỷ lệ 1 vỏ rễ 2 dấm. Bôi lên nơi hắc lào đã rửa sạch. Thuốc này có thể dùng chữa lang ben cũng có một số kết quả.

Chữa lở ngứa: Lá táo rừng tươi nấu nước tắm. Ngày một lần, liên tục trong 5 ngày.

Chú thích:

Có tác giả trước đã xác định tên cây này là Zizyphus rugosa, nhưng tên Rhamnus crenatus chính xác hơn.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!