Con Sam – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

294
Sam
Sam
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Sam 1028 – 1029 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Kabutegami (Nhật).

Tên khoa học Tachypleus tridentatus Leach.

Thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda), lớp Giáp cổ (Nerostoma).

Mô tả con vật và điều kiện sống

Sam là một động vật sống ở vùng biển, ven bờ, trong các vịnh, đầm nước mặn, đặc biệt ở các cửa sông trên đất bùn lầy thoai thoải. Con lớn nhất dài tới 0,90m. Chúng bơi rất chậm và bò như cua. Hai loài sam phổ biến ở bờ biển nước ta là Tachypleus tridentatus Carcinos corpius rotundicauda.

Sam thường sống ở độ sâu 4-10m. Môi trường sống của sam là nhiệt độ 20-32°C.

Độ mặn khoảng từ 18 đến 33%.

Bắt đầu từ tháng 4, sam bơi vào bờ đẻ trứng, đến cuối tháng 7 sam quay xuống biển. Sam đực dùng hai đôi chân đầu tiên bám chặt vào lưng con cái, sam cái dùng đôi chân sau đào một lỗ sâu khoảng 15cm trên bãi cát và vùi vào đất khoảng 200-1.000 trứng tùy theo từng loài.

Ở loài sam còn duy trì khả năng thụ tinh bên ngoài, nghĩa là sam đực phóng tinh vào trứng trong các lỗ ở trên bãi cát để thụ tinh. Trứng sam có kích thước 1,5- 3mm và chứa nhiều lòng đỏ. Trứng phát triển trong cát và được nước biển vỗ hàng ngày. Sau 6 tuần, trứng nở thành ấu trùng có kích thước khoảng 5mm và không có đuôi. Trải qua 3 giai đoạn phát triển, ấu trùng lớn thành sam con có đuôi ngắn, rồi đuôi dài và lúc này giống hệt như sam trưởng thành nhưng có kích thước bé hơn rất nhiều. Sau 16 lần lột xác, sam con phát triển thành sam trưởng thành và có khả năng cho 1/3 lượng máu cơ thể. Thức ăn của Sam là những loài giun nhiều tơ, các loài tôm cua thuộc lớp giáp xác có nhiều ở các cửa sông, và đầm lầy ven biển.

Sam
Sam

Giá trị kinh tế và khoa học của con sam 

Trước đây ta chưa biết. Tại nhiều vùng có sam sống hoang dại, ngư dân bắt được thường đập chết sam đực, sam cái thì lấy trứng ăn, còn vỏ sam phơi khô mang về dùng làm đồ chơi.

  1. Gần đây, người ta phát hiện trong máu con sam có chứa một chất có khả năng phát hiện nhanh chóng nội độc tố (endotoxin) của vi khuẩn gram âm tính. Do đó người ta đã nghiên cứu sử dụng máu sam vào mục đích y học và kiểm tra y thực phẩm. Từ mẫu sam, các nhà y và sinh học đã chế ra những chế phẩm gọi là lysate dùng để chuẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn do vi trùng gram âm tính gây nên. Đặc biệt các bệnh nhiễm khuẩn đường nước tiểu, bệnh nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh, bệnh lậu,… Dùng lysate máu sam để chuẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn trên rất tiện lợi, nhanh chóng (chỉ trong vòng 15 phút) lại rất ít tốn kém hơn nhiều so với bất kỳ phương pháp chẩn đoán khác trước đây.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thực nghiệm ấy, người ta đã đặt vấn đề nuôi sam lấy máu. Ở nước ta cũng có vài nơi nuôi sam lấy máu như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh (Cần Giờ).

Người ta đã tính rằng, mỗi con sam có thể lấy máu 3 lần trong một năm. Lấy xong lại thả xuống đĩa nuôi. Mỗi lần lấy được 60ml (đối với sam đực) và gần 150ml (đối với sam cái), mà không ảnh hưởng gì đến sự sống của sam. Như vậy, một con sam có thể lấy máu được nhiều lần và trong nhiều năm. Từ 60ml máu của sam đực ta có thể thu được 10ml lysate. Mỗi ml lysate trị giá năm 1988 (Lê Minh Đức-Viện nghiên cứu biển Nha Trang-11/1988) là 5 USD. Như vậy mỗi lần lấy máu ở một con sam đực ta có thể thu được 50 USD.

  1. Từ loài sam Limulus polyphemus người ta còn chiết được chất có tác dụng đối với u ác.
  2. Trong Y học cổ truyền. Tuệ Tĩnh (thế kỷ 17) đã dùng vỏ sam chữa:

Gà lên đậu, sởi: Mai con sam 1 cái. Đốt tán bột, rau mùi một nắm. Hòa với nước sức vào da, lấy nước trộn đều cho uống, bã đắp vào chỗ đau (Nam dược thần hiệu).

Chữa rong huyết khi có thai: Mai sam nướng vàng, bẻ nhỏ tán bột uống hoặc bẻ nhỏ sắc uống. Ngày dùng 4-6g mai sam.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!