Rau Mùi Tàu (Ngò Tàu, Ngò Gai) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

230
Rau Mùi Tàu
Rau Mùi Tàu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Rau Mùi Tàu trang 704-705 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là rau mùi cần, ngò tây, ngò tàu, mùi tàu.

Tên khoa học Eryngium foetidum L.

Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

Mô tả cây

Cỏ mọc hàng năm, nhẫn, thân đơn độc, chia cành ở đầu ngọn, cao 0,15 đến 0,50m. Lá ở gốc mọc thành hoa thị, mỏng, hình mác thuôn dài, mép có răng cưa, răng hơi có gai. Lá trên thân nhiều răng cưa hơn, gai sắc hơn, xẻ 3 đến 7 thùy. Cụm hoa hình đầu hình bầu dục, hay hình trụ, tổng bao gồm 5-7, lá bắc hình mác hẹp, mỗi bên có 1-2 răng, trên đầu có một gai nhọn. Quả hình cầu hơi dẹt, đường kính 2mm.

Rau Mùi Tàu
Rau Mùi Tàu

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta, còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới khác. Người ta cho rằng cây này nguồn gốc ở châu Mỹ. Một số nơi trồng để làm rau ăn.

Thường người ta hái tươi về dùng. Một số nơi hái về phơi khô trong mát dùng dần.

Thành phần hóc học

Toàn cây có tinh dầu. Thành phần tinh dầu chưa thấy được nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Chủ yếu mới thấy nhân dân dùng lá tươi làm gia vị ăn sống hoặc nấu chín.

Một số người nấu chung với bồ kết để gọi dáu.

Một số người khác dùng làm thuốc chữa đầy hơi, ăn uống kém tiêu, cảm mạo, sốt.

Ngày uống 10-16g dưới dạng thuốc hãm. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Đơn thuốc có mùi tàu

Chữa cảm mạo, ăn uống không tiêu

Mùi tàu khổ 10g, cam thảo nam 6g, nước 300ml, đun sôi. Giữ sôi trong 15 phút. Chia 3 lần uống trong ngày. Uống lúc nóng

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!