Nước Tiểu – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

384
Nước tiểu
Nước tiểu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Nước Tiểu trang 973 – 974 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là đồng tiên, nhân niệu, luân hồi tửu, hoàn nguyên tháng

Tên khoa học Urina Hominis. Trong những tên khác nhau tên đồng tiền chỉ dành chỉ nước tiểu của trẻ em thường là của trẻ em trai, dưới 12 tuổi, mạnh khỏe.

Nhưng trong những tài liệu cổ, ngoài nước tiểu trẻ em ra, người ta dùng cả nước tiểu người lớn với tên nhân niệu (nước tiểu của người lớn). Rối vì không coi nước tiểu của người lớn là chất cặn bã do người thải ra, mà là vị thuốc quý nếu biết dùng nên mới gọi là luân hồi tím (thứ rượu uống vào, thải ra lại uống vào), hoàn nguyên thang (thang thuốc đưa trở về cội nguồn).

Hiện nay chúng ta đã biết nước tiểu không hoàn toàn là chất thải, chất cặn bã của chuyển hóa, mà nước tiểu được hình thành từ máu khi qua hai quả thận, rồi chuyển vào niệu quản và xuống bọng đái. Trong 24 giờ, hai quả thận lọc được từ máu 180 lít nước (gấp 3 lần trọng lượng cơ thể 50kg). Nếu không đưa lượng nước ấy (trong đó có chất muối và nhiều chất khoáng vô cùng cần thiết cho cuộc sống của con người) thì con người sống sao nổi. Cho nên một phần lớn nước đó được đưa trở lại nuôi cơ thể, còn một phân thải ra dưới dạng nước tiểu, mồ hôi….

Nước tiểu
Nước tiểu

Thành phần hóa học

Do nước tiểu từ máu lọc ra, mà máu đi khắp cơ thể nên trong nước tiểu có đủ các chất do các cơ quan máu đã đi qua bài tiết ra đồng thời có những chất cặn bã của chuyển hóa. Thành phần nước tiểu thay đổi từ cá nhân này sang cá nhân khác. Trong cùng một cá nhân thành phần nước tiểu sáng chiếu, lúc no đói, mùa nóng mùa lạnh cũng khác nhau. Cho nên phân tích nước tiểu người ta có thể kết hợp với những kết quả xét nghiệm khác để đánh giá sức khỏe, tiến triển bệnh tật của người cho nước tiểu đó. Khi theo dõi thành phần hóa học của nước tiểu, không những cần biết có những chất gì mà phải biết số lượng chất đó nữa. Ví dụ trong máu có urê nhưng hàm lượng trẻ trong máu chỉ 0,2g/lít, còn hàm lượng trẻ trong nước tiểu là 15-25g/lít (100 lần cao hơn) và urê là cặn bã chính của chuyển hóa protit. Đường trong máu và nước tiểu đều có thể có nhưng rất ít không đáng kể (0,01-0,15 g/lít). Nhưng khi bị đái tháo đường hàm lượng đường trong nước tiểu rất cao.

Từ rất lâu đời nhân dân nhiều nước phương Tây, cũng như phương Đông (trong đó có nhân dân Việt Nam) đã biết và ghi lại thành tài liệu những kinh nghiệm sử dụng nước tiểu chữa nhiều bệnh. Chính là ông cha ta đã biết sử dụng những thành phần khác nhau của nước tiểu, kể cả những chất cặn bã, ví dụ như trẻ. Chỉ gần đây chúng ta mới biết trong nước tiểu có urê, mà urê có tác dụng lợi tiểu. Trước đó ông cha ta chỉ biết nước tiểu có tác dụng chống phù nề cho phụ nữ sau khi sinh nở.

Chúng ta biết trong nước tiểu có những chất như urê, axit uric, axit hipuric, creatinin, kiểm puric, axit amin, axit béo, các chất nội tiết (hocmon), vitamin và các men… Nhờ biết thành phần hóa học và tác dụng những thành phần ấy có trong nước tiểu, chúng ta đã giải thích được nhiều công dụng của nước tiểu dùng theo kinh nghiệm của cha ông, nhưng cũng còn nhiều công dụng của nước tiểu thấy ghi trong những sách cổ mà chúng ta chưa giải thích được cũng như chưa có điều kiện kiểm tra. Đó là những công việc của người có kiến thức của khoa học hiện đại muốn thừa kế những kinh nghiệm của người xưa.

Công dụng và liều dùng

Theo y học cổ truyền, nước tiểu vị mặn, tính hàn (lạnh), không đọc. Có tác dụng chữa hàn nhiệt, đầu thống (đầu đau nhức), ấm khí (ôn khí), họ lâu mất tiếng, chủ yếu dùng chữa các chứng sốt rét, nhức đầu, cầm máu, bố âm, giáng hòa, dùng ngoài xoa bóp khi bị ngã hay bị thương, bị đánh người thâm tím.

Còn dùng sao tắm, bào chế một số vị thuốc như hương phụ tử chế (hương phụ ngâm dấm. rượu, muối, nước tiểu).

Ngày uống 100 đến 200ml, lúc đang còn ấm.

Tây y không dùng.

Đơn thuốc có nước tiểu dùng trong nhân dân

  1. Chữa sưng mộng rằng chảy máu: Ngậm đóng tiền (Thánh huệ phương).
  2. Phụ nữ sau khi đẻ, gáy yếu, họ, sốt, thổ huyết đồng tiện còn nóng ấm, ngày uống 200ml. Liên tiếp uống trong một tháng

Đồng tiện còn dùng để tẩm và bào chế một số vị thuốc hay dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác mà uống.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!