Nhựa Cóc – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

420
nhựa cóc
nhựa cóc
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Nhựa Cóc trang 965 – 969 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là thiểm tổ.

Tên khoa học Secretio Bufonis.

Thiêm tổ (Secretio Bufonis) là nhựa tiết ở tuyến sau tai và tuyến trên da của con cóc (Bufo bufo thuộc họ Cóc-Bufonidae và những con cùng chỉ) chế biến mà thành. Loài các phổ biến ở nước ta là Bufo melanostictus.

Ngoài nhựa có (thiểm tô) con cóc còn cho ta thịt cóc dùng làm thuốc chữa bệnh cam còm của trẻ con (Hình 725, Hm 58,5).

Vị thuốc có độc. Nhựa các thuộc loại thuốc độc bảng A. Cần chú ý, dùng phải cẩn thận.

Chế biến thiểm tổ

Có nhiều cách bắt cóc. Tùy theo từng nơi có khác nhau. Có thể đợi đến tối, tháp một cái đèn để ở giữa cánh đồng, các thấy sáng nhảy tới mà bắt lấy. Bắt được cho vào do trẻ, dội nước cho thật sạch đất cát, chờ cho da hơi khô, thì bắt từng con, lấy tay trái giữ chân, tay phải dùng nhíp để lên lưng các, vào những chỗ có tuyến tiết, chủ yếu ở 2 tuyến trên mắt. Hứng lấy nhụy đựng vào đĩa bằng sành hay sứ hoặc thủy tinh. tránh dùng đồ sắt, nhựa sẽ bị đen. Sau khi lấy nhựa xong có thể lại thả các ra, hoặc nếu định lấy thịt thì sẽ đem mổ (xem ở dưới).

Sau khi lấy được nhựa các phơi khô trên kính hay cho vào khuôn. Khoảng 1 vạn con cóc cho Ikg nhựa các khổ (Đỗ Tất Lợi, Đào Kim Long, Được học 1973, 5: 15-19).

Khi lấy nhựa các cần chú ý kẻo nhựa các bán vào mắt. Nếu bị nhựa các bắn vào mắt thì lập tức dùng nước ép của cây tử thảo mà rửa thì khỏi sưng.

Ta có thể kích thích vào những hạch tiết ở gắn mắt của các. Hoặc cho các vào cái hộp hay bình thủy tinh, đậy nắp có lỗ, qua lỗ luôn vào một que tre mà kích thích con cóc cho chảy nhựa

Nhựa tiết ra đem phơi như trên: Có nơi lại trộn nhựa với bột nặn thành bánh tròn nhỏ, dẹt, đường kính 2,5-6cm. Do cách chế biến khác nhau hình dáng và chất lượng có thể khác nhau. Ở Việt Nam, việc thu hoạch nhựa các chưa được chú trọng. Thường vẫn phải nhập. Lẻ tẻ có người lấy một ít để dùng riêng

Chế thịt cóc và các khô

Ngoài hình thức dùng nhựa cóc nói trên, trong nhân dân còn dùng thịt cóc để chế thuốc cam chữa bệnh cho trẻ con như sau:

Chọn những con cóc to, cốc đen hay đa vàng đều dùng được. Trong nhân dân hiện nay chỉ tránh dùng loại các mắt đỏ. Dùng dao, thật sắc chặt đầu ở phía dưới 2 u to trên đầu mà bỏ đi. Khía dọc xương sống và lột hết da, mọi bỏ hết ruột gan, phổi và nhất là trứng cóc. Trong khi chế biến cần tránh không để cho mũ (nhựa) các dính vào thịt: Muốn vậy, sau khi thịt cóc xong cần rửa cho thật sạch, khỏa mạnh vào nước, cho vào chảo gang rang cho khô dòn (hoặc có thể sấy cho khô giòn) mà tán thành bột. Khi để lâu căn để hết sức khô ráo, tránh ẩm để thổi hỏng. 

Có nơi để nguyên cả con, cả xương phơi khô.

Tại Trung Quốc người ta cũng dùng hình thức này gọi là các khổ: Can thiên-Bufo Siccus, cũng mỏ, bỏ ruột, bộ gan trứng rồi phơi hay sấy kho. Cần chú ý bỏ hết gan ruột và toàn bộ trung cũng như da vì có độc, ở ta đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc rất thương tâm do chế không đúng phương pháp.

Còn có nơi bắt được cóc, buộc chân cho không nhảy được, bọc đất cho kín, rồi đem nung cho đến khi cục đất đỏ như cục than hồng, lấy ra đập bỏ đất lấy than con cóc mà dùng làm thuốc. Cũng có khi người ta để nguyên cả con các sống kẹp giữa hai hòn gạch, đem nung đỏ. lấy than cốc còn lại mà dùng

Dù sao, dùng nhựa cóc hay thịt các căn hết sức chú ý đến liều lượng không được dùng quá.

nhựa cóc
nhựa cóc

Thành phần hóa học

  1. a) Trong nhựa các có những chất tác dụng không mạnh như cholesterol, axit ascocbic, các chất phá huyết, còn có những chất rất độc như: bufogin, bufotalin, bufotoxin, bufotenin. bufotenidin, bufotionin, và nhiều hoạt chất khác chưa biết rõ.

Các hợp chất này có thể chia làm 3 loại:

  1. Hợp chất không có nitơ giống như chất scilanidin hay như những genin và glucoxit chữa tìm có trong lá dương địa hoàng Digitalis 
  2. Hợp chất dẫn xuất của nhóm steroit.
  3. Hợp chất chứa nitơ dẫn xuất của hydroxyindol và tryptamin.

Chất căn bản trong các hợp chất đó có thể là chất bufotoxin. Bufotoxin là một chất có tinh thể, không tan trong nước, trong ete, axeton, ít tan trong rượu, tan trong pyridin, rượu metylic. Độ chảy: 204-205°C. Đun sối với HCI đặc, nó sẽ cho acginin, axit suberic và một chất mới gọi là bufotalin.

Bufotalin hay bufotalol không phải là một glucozit vì khi thủy phân không cho phần đường. Đây là một chất có tính thể, ít tan trong nước và trong ete, tan trong rượu và clorofoc. Độ chảy 148°C, có tác dụng giống như một chất glucozit chữa tìm. Bufotalin là một hợp chất thuộc nhóm steroit, có nhân căn bản là nhân metyl-cyclo-penteno- phenanthren. Khi phân tích, nó cho một đồng phân của axit desoxycholic, do đó có liên quan tới axit mật

Bufogin hình như là estemetylic của bufota- lin.

Chất bufotenin là một chất kiềm, tính chất như dấu, ít tan trong nước, tan trong rượu, ete, axeton, cho với axit các muối có tinh thể. Độ chảy 147C.

Nó là dẫn xuất của nhân indol và có công thức 5 hydroxy-N metyl tryptamin. Chất buforcnidin có kiến trúc căn bản như bufotenin. 

Chất bufothiodin khi thủy phân sẽ cho axit sunfuric.

  1. b) Trong thịt cóc, theo sự nghiên cứu của Viện vệ sinh Hà Nội, tháng 3-1962, thì có 53,37% protit, 12,66% lipit, rất ít gluxit, 23,56% trò và 4,18% do ám.

Trong protit có rất nhiều axit amin có giá trị (Viện vệ sinh Hà Nội, tháng 7-1961) chủ yếu là asparagin, histidin, axit glutamic, glycocol. threonin, axit aminobutyric, tyrosin, methionin, leuxin, isoleuxin, phenylanin, tryprophan, xystein. Như vậy giá trị dinh dưỡng của thịt cóc rất cao.

Tác dụng dược lý

Nhựa cóc có một số tác dụng như sau:

Tác dụng gây tê cục bộ. Khi đắp nhựa các lên da hay niêm mạc thì lúc đầu thấy có hiện tượng kích thích, sau thấy tê cục bộ. Người ta chưa rõ tác dụng đó do chất gì trong nhựa cốc.

Tác dụng trên tim gần giống chất glucozit chứa tim trong đường địa hoàng (Digitalis). Năm 1933, Trần Khắc Khỏi và cộng tác đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của nhựa các lên tim động vật, kết quả chủ yếu như sau:

  1. Khi tiêm dung dịch loãng nhựa các vào màng bụng của ếch thì thấy tim đập chậm lại, dân dẫn ngừng ở thể tìm thu
  2. Tiêm dung dịch nhựa các vào tĩnh mạch chó và mèo gây mê thì thấy tim đập chậm lại, không theo quy luật gì cả, đồng thời huyết áp tăng cao; nếu tiêm liều cao thì tim ngừng đập mà chết.
  3. Nếu nhìn điện tâm đồ của mèo gây mê bằng éte rồi tiêm dung dịch nhựa các thì thấy P-R dài ra, tim đập chậm lại. Nếu như trước khi tiêm nhựa cóc đem cắt hai bên dãy vagus (thần kinh phế vị) hoặc tiêm atropin, thì không thủy ảnh hưởng. Trần Khác Khôi cho rằng độc tính của nhựa các là do tác dụng trên thần kinh vagus hoặc trực tiếp trên cơ tim.
  4. Khi uống nhựa các, có thể có tác dụng kích thích trên niêm mạc dạ dày và gây nên như khi dùng dương địa hoàng (Digitalis),

Lấy riêng từng chất trong nhựa các thì:

Các hợp chất sterolic có tác dụng chủ yếu đổi với tím.

Các hợp chất có nitơ, có tác dụng chủ yếu trên cơ trơn ở ruột và trung tâm thần kinh.

Bufotalin tác dụng vận mạch ở thân như digitalin, làm chậm hô hấp và tăng biên độ. Đối với

người, nó làm tăng áp lực tìm bóp mà không giảm áp suất tâm dẫn (diastolic) do đó biên độ tim tăng lên.

Bufotenin sẽ gây tăng huyết áp với hiện tượng kéo dài co mạch ở thận. Bufotenidin có tác dụng tăng huyết áp mạnh.

Do đó chúng ta thấy tác dụng của nhựa cốc rất phức tạp.

Công dụng và liều dùng

Hiện nay tây y không dùng các và nhựa cách chữa bệnh. Trái lại đông y rất hay dùng cóc trong một số bệnh hiểm nghèo. Nhựa cóc là một trong số 6 vị trong đơn thuốc lục thần hoàn. Trong nhân dân dùng cóc, nhựa cách chữa các bệnh chó dại, trẻ em kém ăn gầy còm, chậm lớn, phát mụn nhọt, cam răng.

Theo tài liệu cổ, nhựa cóc có vị ngọt, cay, tính ăn, có độc, vào kinh vị. Có tác dụng giải độc, tán thũng, giảm đau. Dùng ngoài và uống trong đều được. Dùng chia phát bởi, đinh đọc, yết hầu sưng đau, đau răng.

Liều dùng: Nhựa cóc dùng với liều rất thấp. cần chú ý có thể ngộ độc chết người; không phải thầy thuốc quen dùng không nên tự động.

– Ngày uống 1 mg đến 10 hay 20mg dưới dạng bột hay viên.

Thịt các khổ dùng với liều 2-3g tán bột uống hay làm thành thuốc viên.

Đơn thuốc có thịt cóc và nhựa các dùng trong nhân dân

  1. Lục thần hoàn: Chữa sốt nặng trúng độc, mê man tim suy nhược.

Xạ hương 1g, thiểm tô (nhựa cóc) 1g, tây ngưu hoàng 1,50g, minh hùng hoàng 1g, châu phân (trân châu) 1,50g, băng phiến 1g, thiềm tôi để riêng, các vị khác đem tán nhỏ, thêm thiểm tô tẩm rượu vào, làm thành viên to bằng hạt cải (bằng đầu đinh ghim), dùng muối bếp (bách thảo sương) làm áo thuốc viên. Mỗi lần uống 5-10 viên, ngày uống 1-2 lần.

  1. Bài thuốc cam các chữa suy dinh dưỡng (do gia đình cụ Nguyễn Trọng Tấn cống hiến cho Viện nghiên cứu đông y và đã được hợp tác xã Vinh Ngãi sản xuất).

Bột các 10 phần, bột chuỗi 14 phần, lòng đỏ trứng 2 phân. Cách làm như sau: Bột các chế như phần trên đã nói, trứng gà đập bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ hấp chín, sấy khô, tán thành bột Chuối bỏ vỏ, bổ dọc say cho vừa dẻo nhuyễn. Cả ba thứ trộn đều làm thành viên, mối viên 4gam. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên. Chữa trẻ con bị suy dinh dưỡng, gầy còm, biếng ăn, ỉa chảy. Dùng luôn trong 2-3 tháng

  1. Bài thuốc khác chữa cam tích trẻ em: (bụng to, người vàng, gãy).

Bát các, lột bỏ da, bỏ cả đầu mình, ruột, gan và trứng. Chỉ lấy hai cải đủi, phết dầu vùng hay mở nướng ăn. Ấn luôn trong 5-6 ngày, mỗi ngày một lần.

  1. Bài thuốc chữa cam tẩu mã: Con cóc lấy đất bọc kín, đốt thành than. Cần lấy 12g, hoàng liên 10g, thanh đại 4g, xã hương 0,8g. Tất cả tán nhỏ, xỉa vào chỗ răng và lợi bị cam đã rửa sạch bằng nước muối.

Chú thích:

Là vị thuốc có độc, nên khi chế biến phải sạch và làm theo đúng sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!