Nhím – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

324
Nhím
Nhím
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Nhím trang 1023 – 1024 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là con dím, hào chư, cao chư, sơn chư, loan chữ.

Tên khoa học Hystrix hodgsoni Gray.

Thuộc họ Nhím Hystricidae.

Con nhím cho vị thuốc gọi là thích vị bì (Corium Hystrici) là dạ dày của con nhím Hystix hodgsoni. Tại Trung Quốc người ta dùng dạ dày của loài nhím thích cầu tử hay mao thích Erinaceus europaeus L. hoặc con nhím Hemichianus dauricus Sundevall cùng thuộc họ Erinaceidae.

Mô tả con vật

Nhím là loài thú lớn nhất trong bộ Gặm nhấm (Rodentia) vào tuổi trưởng thành (2 đến 2,5 tuổi) nặng tới 14-15kg, lúc mới sinh ra nặng 350-540g, hai tháng tuổi nặng 2,5-3kg, một năm đạt 9-10kg. Nhím đào hang trong đổi để ở. nhím trưởng thành động dục vào lúc gần một năm tuổi và có thể đẻ lứa con đầu tiên vào lúc 16-20 tháng tuổi. Thời gian chửa dài khoảng 115-120 ngày. Mỗi lứa đẻ một con, đặc biệt có thể đẻ hai con. Thời kỳ để của nhím vào các tháng 8-9 và 3-4 mỗi năm.

Đặc điểm của nhím là có bộ da mọc tua tủa những lỏng trâm cứng, dài nhọn. Người ta thường quan niệm sai lầm là nhím có khả năng bắn lông trâm vào kẻ thù. Thực tế là khi gặp nguy hiểm, nhím chỉ dựng lòng cứng và giật lùi để xông vào kẻ địch.

Nhím
Nhím

Phân bố, săn bắt và chế biến

Nhím sống hoang ở miền rừng núi nước ta. Nó gây hại phổ biến với một số cây lương thực ở miền núi (sắn, ngô, lạc). Thường người ta săn bắt nhím để ăn thịt. Mùa săn bắt gần như quanh năm, ngoài thịt dùng để ăn, người ta thu lấy lớp màng bao phủ dạ dày và gan phơi hay sấy khô để dành làm thuốc. Khi dùng sao cát hay sao với hoạt thạch cho nở phồng lên rồi lấy dạ dày nhím sắc thuốc hoặc tấn bột mà uống.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ dạ dày nhím có vị đắng, ngọt, tính bình (Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân thì vị ngọt, tính hàn, không độc). Vào hai kinh vị và đại tràng. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, làm hết đau, trĩ lậu ra huyết. Dùng chữa những trường hợp trĩ lòi dom chảy máu, di mộng tinh, nôn mửa, lỵ ra máu.

Hiện nay vẫn dùng theo kinh nghiệm cổ với liều 6 đến 16g dưới dạng thuốc bột hay sắc uống.

Đơn thuốc có dạ dày nhím

  1. Chữa lòi dom chảy máu:

Dạ dày nhím sao phỏng (với hoạt thạch rồi rây bỏ hoạt thạch) 3-6g, hoa hòe 10g, thêm 100ml nước sắc kỹ rồi dùng nước sắc hoa hòe này chiêu dạ dày nhím đã sao và tán bột. Liều trên chia làm 3 lần uống trong ngày.

  1. Chữa thủy thũng, cổ trướng, hoàng đan

Đốt tồn tính dạ dày nhím, mỗi lần uống 8g hòa rượu uống (kinh nghiệm trong sách cổ)

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!