Kinh nghiệm nộp hồ sơ tại VIHEMA (Cục quản lý môi trường Y tế)

2623
kinh nghiệm nộp hồ sơ tại Vihema
4.5/5 - (10 bình chọn)

Kinh nghiệm nộp hồ sơ tại VIHEMA (Cục quản lý môi trường Y tế).

Lang thang hơn 1 tiếng buổi chiều ngày 24.02.2017 chỉ loanh quanh ở tầng 12, 13 Tòa nhà Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, Ngõ 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là 2 tầng hoạt động của Cục quản lý môi trường Y tế.

Nghĩ tới việc các bạn lần đầu đi nộp hồ sơ hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. Nghĩ tới việc VNRAS có quá nhiều bài viết về các quy chế, sự nhàm chán của VNRAS. Cũng qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, mình hy vọng sẽ có 1 số bạn PLA còn kinh nghiệm hơn mình rất nhiều để góp ý, sửa đổi cho bài viết liên quan đến VIHEMA. Và cũng mong muốn có nhiều bài viết hơn nữa chia sẻ kinh nghiệm của các bạn PLA để VNRAS không bị nhàm chán như vậy nữa.
Kinh nghiệm thực tế mới 3 lần đi nộp hồ sơ:
– Lần đầu nộp hồ sơ gia hạn số đăng ký lưu hành.
– Lần hai nộp hồ sơ thay đổi quyền sở hữu số lưu hành, lấy công văn yêu cầu bổ sung.
– Lần ba nộp hồ sơ thay đổi quyền sở hữu số lưu hành, thay đổi cơ sở sản xuất, và hồ sơ bổ sung cho hồ sơ xin thay dổi địa chỉ nhà sản xuất.
Hồ sơ yêu cầu cho mỗi hình thức đăng ký trên các bạn tham khảo checklist + forms trong Nghị định 91/2016/NĐ-CP nhé. Phí đóng cho các loại hình trên tham khảo thông tư 278/2016/TT-BTC.
Mình chia sẻ một số kinh nghiệm chung thôi:
1. Chuẩn bị hồ sơ trước khi nộp: hồ sơ hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. Với mỗi hồ sơ cần có:
– Một bản gốc: có trang bìa, mục lục và chia file rõ ràng.
– Một CD: lưu nội dung hồ sơ được nộp.
– Phiếu tiếp nhận hồ sơ: nên xin phiếu tiếp nhận này tại văn thư VIHEMA, điền thông tin của hồ sơ đăng ký trước khi đến nộp để chủ động thời gian. Với mỗi loại hình đăng ký sẽ có các phiếu tiếp nhận khác nhau.
– Với mỗi sản phẩm làm 1 bộ hồ sơ, không dồn các sản phẩm chung 1 bộ như bên DAV được.
2. Đi nộp, khi qua cổng bảo vệ, các bạn phải trình báo vào đâu, làm gì: cả ba lần mình đều quên và phi thẳng vào luôn, sau đó bị gọi lại báo cáo xong mới được đi tiếp.
3. Lên tầng 12 (phòng số 14 – Phòng Văn thư): Nộp hồ sơ, lấy công văn yêu cầu bổ sung. Hiện tại có bạn Huyền Anh là người tiếp nhận và trả công văn. Huyền Anh có dáng người cao, đôi mắt rất to, tròn, đen nhánh, giọng nói mạch lạc, rõ ràng, và là người rất nhiệt tình.
4. Mang phiếu tiếp nhận hồ sơ lên Tầng 13, Phòng 16 để kế toán làm phiếu thu và viết biên lai thu phí. Mang phiếu thu sang phòng 15 (phòng bên cạnh) nộp tiền. Mang phiếu thu xuống phòng văn thư (phòng số 14, tầng 13, để chuyên viên photo phiếu thu kẹp vào hồ sơ chuyển đi thẩm định, phiếu thu gốc mình giữ mang về).
5. Kết thúc nộp hồ sơ, cầm phiếu thu + biên lai thu phí mang về. Khi qua cổng nhớ chào các bác bảo vệ để lấy ấn tượng lần sau, mặc dù các bác chả nhớ mình đâu, tớ chắc là như vậy.
6. Khi đi lấy công văn yêu cầu bổ sung: Hiện tại với mỗi hồ sơ chưa được đồng ý, đều phải qua VIHEMA lấy công văn yêu cầu bổ sung + hồ sơ gốc (VIHEMA trả lại) mang về để hoàn thiện và nộp lại. Do vậy, các bạn cần ghi rõ số điện thoại liên lạc của mình mỗi lần nộp hồ sơ tại VIHEMA nha, khi có công văn sẽ được các AC gọi lên lấy (trên phiếu tiếp nhận có phần ký, ghi rõ họ tên và số liên lạc đó).
Khi đi lấy công văn cần mang theo:
– 1 Bản Photo Chứng minh thư nhân dân + CMT gốc để đối chiếu. (Bonus: cách photo CMT nhân dân 2 mặt mà không cần dùng chế độ ghép mặt, cũng như thiết lập chế độ nào khác, cực đơn giản).
– Giấy giới thiệu của công ty đến để nhận công văn và hồ sơ.

Hy vọng, đây là kinh nghiệm tốt cho các bạn khi đi nộp hồ sơ lần đầu tại VIHEMA, cố gắng nộp 1 lần là OK ngay.
Kỷ niệm ngày trời quá rét.
Cảm ơn Chị Loan Eisai với cốc chanh leo thơm mát trong 1 khoảng thời gian đáng quý.

Ngày viết:
Vietnam Regulatory Affairs Society. Join us, VNRAS, feel free to contact. We'll provide you all information and regulatory affairs update related to products covered by the Ministry of Health of Vietnam (drug, vaccine, biological, pharmaceutical raw material, excipient, capsule, traditional medicine, herbal medicine, medical equipment, invitro diagnostic medical devices, cosmetic, food supplements, chemical and preparation for medical and household use).
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!