Thông tin về Kali Clorid – thành phần điều trị giảm kali máu

6
Kali Clorid
Kali Clorid
Đánh giá

Dược lý và cơ chế tác dụng của Kali Clorid

Dược lực học

Kali là một cation tồn tại chủ yếu trong tế bào, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng acid base, đặc tính điện động học cũng như độ đặc trưng của tế bào.

Kali tham gia vào nhiều phản ứng enzym cũng như nhiều quá trình sinh lý trong cơ thể.

Kali là cation chiếm ưu thế của dịch nội bào. Là một thành phần của dịch ngoại bào, kali có phạm vi bình thường khoảng 3,5 đến 5,0 mEq/L. Nồng độ kali dưới phạm vi này, hoặc hạ kali máu, thường là kết quả của việc tăng bài tiết, giảm lượng hấp thụ và tăng chuyển động vào tế bào. Bất kể nguyên nhân là gì, hạ kali máu là một rối loạn lâm sàng quan trọng cần giải quyết do tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng. Kali clorua (KCl) là tác nhân được ưu tiên để điều chỉnh hầu hết các biểu hiện hạ kali máu.

Kali Clorid
​Công thức cấu tạo của Kali Clorid

Dược động học

Kali Clorid được hấp thu nhanh khi sử dụng theo đường tiêu hóa. Sau đó được thải trừ chủ yếu qua thận và phân.

Khả năng giữ kali của thận tương đối kém ngay cả trong trường hợp cơ thể đang thiếu kali.

Đối với dạng viên bao tan giải phóng ở ruột, có thể làm tăng nồng độ kali quá mức, gây nguy hiểm.

Dạng viên giải phóng kéo dài giúp phóng thích kali từ từ, tạo nồng độ thuốc ổn định sau khi hấp thu.

Công dụng và chỉ định của Kali Clorid

Điều trị tình trạng giảm kali huyết ở bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu.

Dự phòng giảm kali huyết ở những người có nguy cơ cao như đang điều trị bằng digitalis.

Người bệnh bị xơ gan có chức năng gan thận bình thường.

Bệnh nhân mất kali do bệnh thận hoặc đang sử dụng corticosteroid kéo dài.

Tăng huyết áp do thiếu kali.

Kết hợp với magnesi để điều trị nhồi máu cơ tim cấp.

​Triệu chứng của hạ kali huyết

Chống chỉ định của Kali Clorid

Tăng kali huyết.

Thực quản bị chèn ép.

Tiêu hóa kém, hẹp môn vị, tắc ruột.

Tăng clorid huyết.

Liều dùng và cách dùng của Kali Clorid

Liều dùng Kali Clorid

Tiêm tĩnh mạch

Pha loãng với dung dịch thích hợp để truyền tĩnh mạch cho người bệnh.

Nồng độ tối ưu là 40 mmol/lít và không quá 80 mmol/lít.

Tốc độ truyền không được quá nhanh, thông thường là 10 mmol/giờ.

Tốc độ truyền thường không quá 1 mmol/lít ở người lớn và 0,02 mmol/kg/phút đối với trẻ nhỏ.

Theo dõi người bệnh thường xuyên trong quá trình truyền.

Trường hợp xảy ra rối loạn chức năng thận, cần ngừng truyền. Trường hợp cần thiết có thể truyền lại nhưng cần thận trọng và chặt chẽ.

Không sử dụng các dung dịch có chứa glucose khi đang truyền tĩnh mạch kali cho người bệnh.

Việc sử dụng lidocain giúp làm tăng hấp thu kali.

Điều trị giảm kali huyết

Người lớn: 40 mmol/ngày.

Người bệnh tăng huyết áp không phù, không biến chứng có thể không cần bổ sung kali, trường hợp nồng độ kali huyết dưới 3 mmol/lít, có thể sử dụng 50-60 mmol/ngày.

Bệnh nhân phù trong suy tim hoặc xơ gan cổ trướng: 40-80 mmol/ngày trong trường hợp thiếu nhẹ và 100-120 mmol/ngày trong trường hợp thiếu nặng.

Trẻ em: 1-2 mmol/kg trong liệu pháp lợi niệu.

Người lớn tuổi: Giảm liều vì chức năng thận có thể bị suy giảm.

Cách dùng Kali Clorid

Uống vào bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn.

Uống nhiều nước.

Đối với dạng thuốc nước: Cần phải pha đủ loãng trước khi sử dụng.

Tác dụng không mong muốn của Kali Clorid

Thường gặp: Đau dạ dày, tiêu chảy, khó chịu, chướng bụng, buồn nôn, nôn.

Ít gặp: Tăng kali huyết, thở nông, nhịp tim không đều, mất cảm giác ở bàn tay, bàn chân,…

Hiếm gặp: Đau bụng, chuột rút, đau dạ dày, phân có máu, đau ngực, đau họng,..

Tương tác thuốc của Kali Clorid

Một số tương tác có ý nghĩa trên lâm sàng bao gồm:

Tương tác Ý nghĩa
Amphotericin B, corticosteroid, glucocorticoid, corticotropin, ACTH Tăng nhu cầu kali
Các thuốc ức chế enzym chuyển, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), các tác nhân chẹn beta giao cảm, cyclosporin, thuốc lợi tiểu ít thải kali, heparin, sữa có ít muối, chất thay thế muối Tăng nồng độ kali huyết
Bệnh nhân đang sử dụng muối calci đường tiêm Nguy cơ gây loạn nhịp
Thuốc lợi tiểu thiazid Tăng kali huyết nếu ngừng thuốc lợi tiểu
Thuốc chống ngộ độc muscarin Tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ trên đường tiêu hóa ở bệnh nhân sử dụng chế phẩm dạng rắn

Thận trọng khi sử dụng Kali Clorid

Thận trọng khi sử dụng cho người bệnh suy thận hoặc suy thượng thận, sau nóng, sử dụng thuốc lợi tiểu ít thải kali, bỏng nặng, mất nước cấp, say nóng.

Không sử dụng dạng viên đối với bệnh nhân hẹp ruột hoặc thoát vị thực quản.

Thận trọng khi sử dụng khi kê đơn dạng thuốc rắn cho người bệnh đang điều trị bằng thuốc kháng acetylcholin hoặc phụ nữ mang thai vì có thể gây giảm nhu động dạ dày – ruột.

Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có chức năng thận suy giảm.

Điều trị giảm magnesi ở bệnh nhân thiếu magnesi trước đó.

Việc sử dụng Kali Clorid ở bệnh nhân tiêu chảy có thể gây nên tình trạng tăng kali huyết.

Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc tăng kali huyết như spironolacton, amilorid, triamteren.

Không dùng thuốc khi người bệnh mới phẫu thuật.

Sử dụng Kali Clorid cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú

Thời kỳ mang thai: Sử dụng thận trọng vì nồng độ kali cao hay thấp đều gây ảnh hưởng đến chức năng tim của cả mẹ và thai nhi.

Thời kỳ cho con bú: Nếu duy trì nồng độ ở mức sinh lý thì thuốc không ảnh hưởng gì đến trẻ bú mẹ.

Dạng bào chế và biệt dược chứa Kali Clorid

Một số biệt dược có chứa thành phần Kali Clorid bao gồm Kal Kali 99, Klor-Con, K-Tab.
Kali Clorid Nadyphar 500mg với thành phần chứa Kali Clorid 500mg dạng viên được chỉ định để điều trị trường hợp giảm kali huyết.

Kali Clorid 10% của thương hiệu Vinphaco chứa Kali Clorid dạng ống 500mg/5ml được chỉ định để tiêm truyền tĩnh mạch.

Kali Clorid
Các biệt dược chứa Kali Clorid

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Robert S. McMahon và cộng sự (Ngày cập nhật 15 tháng 5 năm 2022). Kali Clorua, NCBI. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  2. Kali Clorua, PubChem. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!