Hải Mã (Cá Ngựa) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

640
Hải Mã
Hải Mã
1/5 - (1 bình chọn)

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hải Mã trang 950 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là cá ngựa, hải long, thủy mã.

Tên khoa học Hippocampus sp.

Hải mã Hippocampus là toàn con cá ngựa phơi hay sấy khô.

Nguồn gốc

Cá ngựa ở nước ta thuộc chi Hippocampus.

Có nhiều loài khác nhau như Hippocampus keloggi Jordan et Snyder, Hippocampus hystrix Kaup vv.. Những chỉ này đều thuộc bộ Hải long (Syngnatiformes) ho hai long Syngnathidae.

Vì là giống cá sống ở nước mận có đầu hình giống đầu ngựa do đó có tên cá ngựa hay hải mã (ngựa bể).

Thân cá ngựa dài chừng 15 20cm, có khi tới 30cm, màu trắng, vàng hoặc hơi xanh đen.

To nhỏ, trắng, vàng hoặc màu sắc nào cũng được dùng làm thuốc, nhưng người ta thường cho rằng loại trắng và vàng là tốt hơn (Hình 716, Hm32 3)

Phân bố và chế biến

Cá ngựa sống ở dọc bờ bể Việt Nam, đầu cũng có. Ở Việt Nam chỉ có một vài nơi biết dùng làm thuốc (Hòn Gai).

Tại Trung Quốc, cá ngựa được dùng làm thuốc và ghi đầu tiên vào bộ sách Bản thảo cương mục thập đi của Triệu Học Mãn (1765). Cá ngựa được khai thác nhiều tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hải Nam (Trung Quốc).

Quanh năm đều có cá ngựa, nhưng nhiều nhất là tháng 8.9 người ta bắt được cá ngựa khi đi bất cả chứ không tổ chức bát riêng cá ngựa. Sau khi bỏ ruột, uốn đuôi cho cong rồi phơi khô. Chọn những con to nhỏ bằng nhau rồi buộc từng 2 con một coi như đó là một đồi đực, cái nhưng thực tế không phải.

Tại Thành phố Hạ Long, người ta ngâm cá rượu có quế hồi và một số dược liệu có tinh dầu

một thời gian rồi đem ra phơi khô.

Hải Mã (Cá Ngựa)

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân, người ta coi hải mã là một vị thuốc bổ có tác dụng kích thích và giúp cho sự giao cấu được lâu. Thường dùng cho người già yếu, thần kinh mặt yếu, tán bột cho uống. Còn có thể chữa đau bụng. Phụ nữ trong khi đẻ một yếu, thai ra khó.

Tính chất của hải mã theo đông y như sau:

Tính ôn, vị ngọt, không độc, có tác dụng giúp ích phòng sự (giao cấu), tráng dương đạo (cường dương), trị huyết khí thông, phụ nữ khó đẻ.

Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc sấy khô vàng một đôi cá ngựa tán nhỏ rồi dùng dưới dạng bột hoặc dưới dạng thuốc viên..

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-3g bột hoặc thuốc viên. Dùng nước hay rượu mà chiều thuốc

Đơn thuốc có cá ngựa

Chữa nam giới liệt dương, nữ giới không có con (bài thuốc kinh nghiêm trong nhân dân):

Hải mã một đổi sấy khô tán bột. Ngày uống 3 lần mỗi lần 1g. Dùng rượu mà chiều thuốc.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!