Găng Tu Hú (Găng Trâu) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

639
Găng Tu Hú
Găng Tu Hú
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Găng Tu Hú trang 131 – 132, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là găng trâu, mày nghiêng pa (Lào).

Tên khoa học Randia dumetorum Benth.

Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ rất nhiều cành, trên cành rất nhiều gai dài 5-15mm, và to mọc ngược hay ngang đối với cành. Lá cứng hình bầu dục ở đầu, dài 2,5-7cm, rộng 1,5-3cm. Hoa màu vàng nhạt hay trắng nhạt, thường mọc đơn độc, không cuống. Quả mọng màu vàng nhạt, hình cầu hay hình trứng, đường kính 2,5-5cm, nhẵn, trên đầu có lá đài tồn tại. Trong chứa rất nhiều hạt màu đen lẫn trong cơm nằm đầy trong quả. Mùa hoa: tháng 3 tháng 9. Mùa quả tháng 3 và tháng 11

Hoa găng tu hú
Hoa găng tu hú

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang và hay được trồng làm hàng rào ở khắp các tỉnh vì nhiều gai.

Còn thấy mọc ở các nước châu Á và miền đóng châu Phi nhiệt đới.
Thường người ta chỉ hái quả vào thu đông dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Không có chế biến gì khác.

Thành phần hóa học

Trong quả có chứa chất saponin tritecpenic và một số axit hữu cơ, Saponin này có tác dụng làm chết cá và làm say giun đất.
Trong vỏ thân và rễ có tanin và một ít saponin.

Công dụng và liều dùng

Ở nước ta thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng và không bị ảnh hưởng của chất màu của nước sắc hay nước ngâm của quả găng

Quả găng tu hú
Quả găng tu hú

Một số nơi dùng để duốc cá.

Tại các nước khác (Ấn Độ) người ta dùng quả khô làm thuốc gây nôn với liều 2,5g (sấy khô tán nhỏ) và chữa lỵ với liều 1-2g.

Vỏ thân và vỏ cành dùng sắc chữa ỉa chảy, đau bụng, đi lỵ.

Đơn thuốc có găng tu hú

Chữa mụn nhọt, lở loét: Quả găng bổ đôi, bỏ hột, cho vôi vào, lấy đất sét bọc ngoài, đốt tồn tính. Bỏ đất, tán quả thành bột rắc quanh nơi loét (kinh nghiệm nhân dân).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!