Đan Sâm – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

127
Đan Sâm
Đan Sâm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Đan Sâm trang 818 – 820 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là huyết sâm, xích sâm, huyết căn

Tên khoa học Salvia multiorrhiza Bunge.

Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).

Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae) là rễ phơi hay sấy khô của cây đan sâm. Đan là đỏ, sâm là sâm vì rễ cây này giống sàm mà lại có màu đỏ.

Mô tả cây

Đan sâm là một loại cỏ sống lâu năm, cao 30-80cm, toàn thân mang lòng ngắn màu vàng trắng nhạt. Rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5- 1,5cm, màu đỏ nâu. Thần vuông trên có các gân dọc. Lá kép, mọc đối: 3-5 lá chét, đặc biệt có thể có 7. Lá chét giữa thường lớn hơn cả. Lá kép có cuống dài, cuống lá chét ngắn có dìa. Lá chét dài 2-7,5cm, rộng 0,8-5cm. Mép lá chét có răng cưa tù. Mặt trên lá chét màu xanh, có các lông mềm màu trắng, mặt dưới màu xanh tro, cũng có lòng nhưng dài hơn. Gần nổi ở mặt dưới, chia phiến lá chét thành múi nhỏ. Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá, chùm hoa dài 10-20cm. Hoa mọc vòng, mỗi vòng 3-10 hoa thường là 2 hoa. Hoa có tràng màu xanh tím nhạt, 2 mỏi, môi trên trống nghiêng hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ 3 thuỳ, thuỳ giữa có răng cưa tròn. Hai nhị ở môi dưới bầu có vòi dài lòi ra ở môi trên. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm. Mùa hoa từ tháng 5-8 (Tam Đảo) mùa quả tháng 6-9.

Đan Sâm
Đan Sâm

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này mới di thực vào ta. Hiện đang gây giống ở Tam Đảo. Thu hoạch rễ vào mùa đông. Đào rễ về rửa sạch đất, cắt bỏ cây và rễ con, phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hoá học

Trong đan sâm có 3 chất xeton có tinh thể:

  1. Tansinon I có công thức C18H1203, độ chảy 231°C, tinh thể màu đỏ nâu, thêm axit sunfuric sẽ cho màu lam.
  2. Tansinon II, C19H18O3, độ chảy 216°C, tinh thể màu đỏ, thêm axit clohydric vào sẽ cho màu xanh.
  3. Tansinon III, C19H20O3 độ chảy 182°C, tỉnh thể màu đỏ, thêm axit clohydric sẽ cho màu nâu.

Ngoài ra còn có chất tinh thể màu vàng criptotansinon (kryptotanshinon) C19H20O3 với độ chảy 101 độ C.

Tác dụng dược lý

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu, nhìn công thức cấu tạo thấy có tính chất của vitamin K.

Công dụng và liều dùng

Đan sâm là một vị thuốc còn dùng trong phạm vi nhân dân, để làm thuốc bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp xương sưng đau. Còn dùng chế thuốc xoa bóp.

Liều dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

Trong sách cổ có ghi về đan sâm như sau:

“Đan sâm có vị đắng, tính hơi hàn. Vào 2 kinh tâm và can là thuốc chữa bệnh về máu dùng cho phụ nữ trước và sau khi sinh nở, kinh nguyệt nhiều ít đều dùng được, vì nó có công dụng trị ứ huyết, sinh huyết mới, vừa an thai sống, vừa cho ra thai chết, chỉ huyết (cầm máu) điều kinh, tác dụng không kém bài tứ vật-gồm đương quy, địa hoàng, xuyên khung, bạch thược (theo Lý Thời Trân- Bản thảo cương mục đời nhà Minh T. Q.). Còn có tác dụng chữa ung thũng, đơn độc, mẩn ngứa”. 

Phàm không có chứng ứ huyết chớ có dùng.

Đơn thuốc có đan sâm

  1. Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, hoặc sớm hoặc muộn nhiều hay ít, thai không yên, đẻ xong mẫu hỏi ra chưa hết, đau khớp xương (Bản thảo cương mục).

Đan sâm rửa sạch, thái phơi khô, tán nhỏ.

Ngày uống 8g chia làm 2 hay 3 lần uống.

  1. Chữa kinh nguyệt không ra, đau đớn (Diệp Quyết Tuyền).

Đan sâm 10g, hương phụ 6g, đương quy 10g, bạch thược 5g, xuyên khung 5g, địa hoàng 10g, nước 600m). Sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!