Đàm Phàn – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

101
Đảm Phàn
Đảm Phàn
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Đảm Phàn trang 1038 – 1039 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là thạch phần.

Tên khoa học chalcanthitum, vitriolum caeruleum.

Đảm phần là một khoáng vật thiên nhiên có chứa đồng sunfat (CuSO4) hoặc là một sản phẩm do chế tạo hóa học mà có.

Đảm phần dược dùng từ lâu trong đồng y, có ghi trong “Thần nông bản thảo “, một bộ sách cổ nhất của Trung Quốc.

Nguồn gốc và tính chất

Trước đây các hiệu thuốc nam, bắc của ta vẫn phải nhập của Trung Quốc, hiện nay ta có thể tự chế mà dùng.

Ở trạng thái thiên nhiên, đảm phần thường gặp ở những mỏ đồng ở những nơi khô ráo, do tác dụng oxy mà hóa thành. Đảm phần là những cục to nhỏ không đều, có tinh thể, hơi trong mờ, chất cứng dễ vỡ, màu xanh da trời, vị tanh mùi đóng gây nên.

Thành phần hóa học

Trong đàm phàn, thành phần chủ yếu là đồng sunfat (CuSO4. 5H2O).

Khi cho đảm phân vào ống nghiệm đốt nóng lên, nước sẽ bốc hơi đi, còn lại bột màu trắng, hơi có mùi SO2. Hòa tan trong nước sẽ có màu xanh, cho chiếc đinh vào dung dịch này đồng sẽ tách ra và phủ lên chiếc đỉnh.

Đảm Phàn
Đảm Phàn

Công dụng và liều dùng

Trong sách cổ ghi đảm phần vị chua, cay, tính hàn, hơi có độc, vào kinh can. Có tác dụng gây nôn, sát trùng. Dùng chữa bệnh ở cổ họng (hầu tý), làm thuốc gây nôn, chữa đau mắt, sâu ràng, mũi mọc thịt. Dùng ngoài chữa rắn cắn. cam mũi, hôi nách.

Liều uống là 0,50 đến 2,50g. Dùng cẩn thận vì có độc. Trong sách cổ nói cơ thể suy nhược cấm dùng.

Tây y không dùng để uống, hoặc dùng với liều rất nhỏ; thường để dùng ngoài làm thuốc sát trùng rửa mụn nhọt, chữa đau mắt hột. Nông nghiệp dùng đảm phần khô và tinh khiết làm thuốc sát trùng, diệt sâu bọ, nấm mốc hại mùa màng.

Đơn thuốc có đảm phàn trong đông y 

  1. Chữa hắc lào, lang ben:

Đảm phần, mẫu lệ, hai phần bằng nhau tán nhỏ, lấy bột này xát vào nơi hắc lào, lang ben.

2.Chữa hôi nách:

Đảm phần nửa sống, nửa chín tán nhỏ hòa với phèn chua và nước gừng, rửa sạch nách và bối vào, thấy nóng quá thì nghỉ, vài ngày lại bởi một lần.

  1. Chữa mồm, lưỡi lở:

Đảm phân cho vào mảnh nổi đồng nung thật đỏ, lấy ra để nguội trong vòng một ngày, tán nhỏ bôi vào, chi bôi rất ít vì có độc.

Thuốc có độc. Dùng trong phải cẩn thận.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!