BỘ Y TẾ CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 102/CNTT-YTĐTI V/v tăng cường ứng dụng CNTT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh |
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2018 |
Kính gửi: | – Giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; – Giám đốc Sở Y tế và Thủ trưởng Y tế ngành. |
Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, Cục Công nghệ thông tin (CNTT) đề nghị Thủ trưởng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế và Thủ trưởng y tế ngành (sau đây gọi tắt là Thủ trưởng đơn vị) đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT tại đơn vị, cụ thể như sau:
1. Chủ động triển khai thực hiện Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ Y tế quy định về hoạt động y tế từ xa và Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế Ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động có hiệu quả của hệ thống CNTT tại đơn vị.
3. Khẩn trương xây dựng, bổ sung hoặc nâng cấp các Phần mềm phục vụ quản lý bệnh viện và triển khai bệnh án điện tử
a) Phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS) phải chuẩn hóa toàn bộ danh Mục dùng chung hiện đang sử dụng trong Phần mềm theo danh Mục dùng chung do Bộ Y tế và cơ quan có thẩm quyền ban hành; hoàn thiện Phần mềm HIS có đầy đủ các chức năng đáp ứng yêu cầu quản lý bệnh viện;
b) Phần mềm quản lý thông tin xét nghiệm (LIS) phải áp dụng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo kết nối liên thông, trao đổi dữ liệu giữa LIS với Phần mềm HIS và với các trang thiết bị, máy xét nghiệm;
c) Phần mềm quản lý, lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS/PACS) phải áp dụng tiêu chuẩn HL7 và DICOM nhằm đảm bảo khả năng kết nối liên thông, trao đổi dữ liệu chẩn đoán hình ảnh giữa RIS/PACS với Phần mềm HIS và với các thiết bị sinh ảnh;
d) Phần mềm bệnh án điện tử (EMR) khi triển khai đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu đầy đủ từ Phần mềm HIS, LIS, RIS/PACS. Phần mềm EMR phải áp dụng tiêu chuẩn HL7 bản tin, kiến trúc tài liệu lâm sàng (HL7 CDA) nhằm đảm bảo khả năng kết nối liên thông, trao đổi dữ liệu lâm sàng với các Phần mềm y tế khác.
đ) Đảm bảo kết nối liên thông với Cổng giám định khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
e) Đảm bảo tổ chức, nhân lực CNTT để triển khai ứng dụng CNTT y tế; bố trí nhân lực CNTT thực hiện việc chuyển dữ liệu điện tử khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) với cơ quan bảo hiểm xã hội để phục vụ giám định thanh, quyết toán BHYT. Trong trường hợp đơn vị không có bộ phận CNTT thì hợp đồng với tổ chức, cá nhân chuyên ngành CNTT để vận hành hệ thống CNTT.
4. Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tuân thủ các quy định tại Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Trên đây là những nội dung về tăng cường ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đề nghị các đơn vị khẩn trương thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc, Thủ trưởng các đơn vị báo cáo về Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế để xem xét, giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: |
CỤC TRƯỞNG Trần Quý Tường |
Công văn 102/CNTT-YTĐTI năm 2018 tăng cường ứng dụng CNTT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
DOWNLOAD VĂN BẢN GỐC DƯỚI ĐÂY
COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM