Cây Vuốt Hùm (Cây Móc Mèo) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

384
Cây Vuốt Hùm
Cây Vuốt Hùm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Vuốt Hùm trang 549-550 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là móc mèo, móc diều, trần sa lực, nam đà căn.

Tên khoa học Caesalpinia minax Hance.

Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ mọc thành bụi, thân cành có gai. Lá kép lông chim, cuống chung dài 30-40cm, cuống phụ dài 8-12cm, đều rất nhiều gai. Lá chét chừng 10 đôi, phiến lá chét hình trứng, đầu nhọn, dài 22-35mm, rộng 6-13mm, mặt dưới phủ lông mịn. Hoa mọc thành chùy ở đầu cành, gồm những chùm ở kẽ. Cánh hoa màu vàng nhạt. Quả là một giáp hơi dẹt, dài 13cm, rộng 45mm, dày 2- 3cm, trên mặt có những gai quay ngược xuống, dài 12mm. Hạt 7 hay dưới 7, hình trụ, hai đầu tròn, dài 17mm, dày 10mm, màu đen xanh nhạt, vỏ rất dày và cứng.

Cây Vuốt Hùm
Cây Vuốt Hùm

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại khắp nơi ở Việt Nam, Lào. Còn thấy mọc ở Thái Lan, miền Nam Trung Quốc. Một số nơi trồng làm hàng rào do nhiều gai. Trồng bằng hạt hay bằng cành. Mùa hoa quả: 2-5.

Nhân dân dùng rễ và lá thu hái gần như quanh năm. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Trong hạt có chứa một chất rất đắng.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân dùng rễ dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu chữa đau nhức, mất ngủ.

Ngày dùng 10-20g. Chia làm nhiều lần

Rễ lá và hạt còn dùng ngâm rượu ngậm chữa đau và sâu răng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!