Cây Tỏa Dương (Củ Gió Đất, Củ Ngọt Núi) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

155
Tỏa Dương
Tỏa Dương
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tỏa Dương trang 914 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Củ Gió Đất, Củ Ngọt Núi, Hoa Đất, Cu Chó, Cây Không Lá, Xà Cô.

Tên khoa học Balanophora sp.

Thuộc họ Gió đất Balanophoraceae.

Mô tả cây

Loại cây cỏ trống như một cây nấm, màu đỏ nâu sẫm, cấu tạo bởi một cán hoa lớn, trên mang hoa dày đặc, có mo bao bọc, màu tím, mùi hôi. Cán hoa nạc và mềm, dạng thay đổi, sẵn sùi, không có lá. Hoa đực và hoa cái riêng, cùng gốc hay khác gốc. Cụm hoa đực hình trụ dài 10-15cm, ‘cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm

Tỏa Dương
Tỏa Dương

Phân bố, thu hái và chế biến

Tỏa dương thường mọc và sống ký sinh trên những rễ của những cây gốc lớn trong rừng sâu ẩm thấp. Thường gặp ở Hà Tây, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái. Mùa hoa vào tháng 10-2. Thường vào mùa này người ta mới dễ phát hiện. Tại một dân địa phương đi thu hái đem về rửa sạch, thái mỏng, sao cho khô để dành.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ chỉ thấy có nhiều chất màu anthoxyanozit.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân dùng vị tỏa dương làm thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, hồi phục sức khỏe, còn dùng chữa nhức mỏi chân tay, đầu bụng, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh nở.

Dùng dưới dạng thuốc rượu: Vị tỏa dương thái mỏng ngâm rượu: 1 phần tỏa dương, 5 phần rượu 35-40. Ngâm trên một tháng mới sử dụng.Rượu có màu, đỏ sẫm, vị hơi đắng, chát. Có thể ate thêm đường hay mật ong cho dễ uống. Ngày Setti uống hai lần vào trước bữa ăn, mỗi lần một chén con (chừng 30ml).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!