Cây Thông Thảo (Cây Thông Thoát) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

322
Cây Thông Thảo
Cây Thông Thảo
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Thông thảo trang 224-225 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là Cây Thông Thoát. 

Tên khoa học Tetrapanax papyrifera (Hook) Koch (Aralia papyrifera Hook.).

Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.

Thông thảo (Medulla Tetrapanacis) là lõi phơi  hay sấy khô của thân cây thông thảo.

Mô tả cây

Thông thảo là một cây nhỏ thường cao 3m có khi có thể tới 6m. Thân cứng nhưng dòn. Giữa thân có lõi trắng xốp, cây càng già, lôi càng đặc và chắc hơn. Lá to chia thành nhiều thùy có khi cắt sâu, mép có răng cưa to, cuống lá dài 30cm, đường kính làm có lõi mềm, phiến lá dài 30cm đến 90cm: Hoa màu trắng hình cầu, cụm hoa hình tán tụ thành chùm. Quả dẹt gắn hình cầu.

Thông thảo - Tetrapanax papyrifera
Thông thảo – Tetrapanax papyrifera

Phân bố, thu hái và chế biến

Ta mới khai thác một số cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm vùng Cao Bằng, Lạng sơn, Tuyên Quang, Hà Giang.

Có thể trồng bằng hạt hay bằng cách chia gốc. Nếu trồng bằng hạt thì mùa thu hái quả chín về phơi khô, sang xuân gieo hạt. Sau một tháng cây mọc. Một năm sau có thể đánh cây con để trồng. Có thể trồng bằng cách chia gốc: Vào mùa đông, cuốc cho tới đất xung quanh gốc, năm tới cây sẽ cho nhiều cây con, khi đã khá lớn đem đánh đi trống chỗ khác.

Sau khi trồng 3 năm, có thể thu hoạch, cắt bỏ đầu và chia thành từng đoạn dài 50-60cm. Dùng que tròn kích thước vừa bằng lõi mà đẩy lỗi ra phơi nắng cho khổ. Nếu gặp mưa thì treo trong nhà, chỗ thoảng gió, không dùng than sấy vì bị biến chất. Có thể thu hoạch quanh năm.

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý 

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu, công dụng còn ở phạm vi nhân dân.

Công dụng và liều dùng

Tính vị theo tài liệu cổ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai kính phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu. thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.

Nhân dân dùng làm thuốc thông tiểu tiện, giảm sốt, trấn tĩnh, dùng chữa bệnh sốt khát nước, tiểu tiện khó khăn, ho

Còn dùng làm thuốc lợi sữa.

Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc. 

Đơn thuốc lợi sữa

Thông thảo 10g, cám gạo nếp 10g, hạt bỏng (sao vàng) 15g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, Chia 3 lần uống trong ngày.

Chú thích:

  1. Người ta còn dùng và cũng gọi là thông thảo, gỗ phơi khô của cây dút, Aeschynomene aspera L.
  2. Tại nước ta nhân dân còn khai thác với tên thông thảo một số loài cây thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae) như Trevesia palmata (đu đủ rừng) và một số cây khác cùng họ có thân rỗng xốp.
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!