Cây Thành Ngạnh (Cây Đỏ Ngọn) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

273
Cây Thành Ngạnh
Cây Thành Ngạnh
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Thành Ngạnh trang 408-409 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Cây Đỏ Ngọn (Vĩnh Phú), Lành Ngạnh, Ngành Ngạnh, May Tiên, Ti U (Lai Châu).

Tên khoa học Cratoxylon prunifolium Dyer (Cratoxylon pruniflorum Kurtz).

Thuộc họ Ban Hypericaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ có gai ở gốc (để tự nhiên cây có thể cao to, cho gỗ), cành non có lông tơ, dần dần trở nên nhấn và có màu tro. Thân phía ngọn có màu đỏ do lông tơ màu đỏ (đỏ ngọn). Lá hình mác dài 12-13cm, rộng 35-40mm, mọc đối, cuống ngắn 3-5mm, mặt gần chín đỏ đến 1/3, lá non gần lá và lá có màu đỏ đến quá nửa. Hoa mọc trên những cành ngắn có lông màu tía. Quả nang, dài 15mm, rộng 7-8mm. Hạt hình trứng dài 6mm, rộng 3mm 

Cây Thành Ngạnh
Cây Thành Ngạnh

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang tại các tỉnh miền Bắc, nhất là trên các đồi trọc của vùng trung du. Còn mọc ở Malaixia.

Thường người ta hái lá để pha nước uống làm thuốc. Dùng tươi hay ủ rồi phơi khô mới dùng.

Thành phần hóa học

Năm 1995, Nguyễn Liêm và cộng sự (Học viện quân y) đã xác định sự có mặt của tanin và flavonoid trong lá thành ngạnh.

Tác dụng dược lý

Nguyễn Liêm và cộng sự đã xác định dịch nước chiết của lá đỏ ngọn (1/16) có tác dụng chống oxy hoá mạnh, hoạt tính chống oxy hoá (HTCO) đạt 69% so đối chứng với P<0,001. Nếu so sánh với một vài vị thuốc khác, ta sẽ thấy lá thành ngạnh đứng đầu, sau đến dịch chiết cồn 1/32 bụt mọc 69%, dịch chiết nước lá chè tươi 1/80 với HTCO 68,5%, dịch chiết cồn vỏ xoan trà 1/80 với HTCO 64,5%, sau đến dịch chiết cồn đậu đen (1/1) với HTCO 57,1%, tất cả đều so đối chứng với P<0,001.

Công dụng và liều dùng

Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm, hàng ngày hoặc khi yếu đau, sau khi đẻ.

Ngày uống chừng 15-30g lá khô dưới hình thức thuốc sắc hay thuốc pha như pha trà. Có khi phối hợp với lá với nấu nước uống cho tiêu cơm.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!