Cây Sâm Cau (Cây Ngải Cau) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

449
Cây Sâm Cau
Cây Sâm Cau
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Sâm Cau trang 910 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Ngải Cau.

Tên khoa học Curculigo orchioides Gaertn.

Thuộc họ Thủy tiên Amaryllidaceae.

Mô tả cây

Cỏ cao 40cm hay hơn, thân ngầm hình trụ dài. Lá hình mác hẹp hai đầu nhọn, dài 15- 40cm, rộng 12-35mm, cuống dài 10cm, trông gần giống lá cau. Hoa màu vàng mọc thành từng cụm 3-5, không cuống trên một trục ngắn, . nằm trong bẹ lá. Quả nang, thuôn dài 12-15mm, hạt 1-4 phình ở đầu, phía dưới có một phần phụ hình liềm

Cây Sâm Cau
Cây Sâm Cau

Phân bố, thu hái và chế biến

Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Còn thấy mọc cả ở Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Philipin.

Một số vùng đào rễ về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. 

Công dụng và liều dùng

Một số vùng dân tộc ít người ở nước ta dùng rễ cây này làm thuốc bổ cho nên mới gọi là sâm, rồi vì lá giống lá cau cho nên có tên sâm cau. Tại Ấn Độ, rễ cây này cũng được coi là một vị thuốc bổ. Ngoài ra người ta còn dùng chữa ho, trĩ, vàng da, đi ỉa lỏng, đau bụng, lậu. Dùng ngoài giã nát đắp lên nơi ghẻ, lở loét.

Uống trong: Mỗi ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Đơn thuốc có Sâm Cau dùng trong nhân dân

Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thân kinh suy nhược, liệt dương. Sâm cau thái mỏng, sao vàng 50g, rượu trắng 650ml. Ngâm trong vòng và 7 ngày hay hơn. Mỗi ngày uống hai lần, vào trước hai bữa ăn chính, mỗi lần một chén nhỏ chừng 25-30ml.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!