Cây Mắc Kẹn – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

218
Cây Mắc Kẹn
Cây Mắc Kẹn
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Mắc Kẹn trang 343-344 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Bàm Bàm, Ma Keyeng, May Kho, Marronier.

Tên khoa học Aesculus sinensis Bunge. 

Thuộc họ Bồ Hòn Sapindaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ cao 3-5cm. Lá kép chân vịt, có cuống chung dài tới 25cm, lá chét hình mác thuôn, dài 20cm, rộng 6cm, dai, nhẵn, mép có răng cưa nhỏ. Hoa trắng, mọc thành chùy hình tháp, chiều dài vượt quá lá.

Khi cây được 4-5 tuổi thì bắt đầu ra quả. Một cây trưởng thành có thể cho mỗi năm 20-25kg quả. Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 9-10

Cây Mắc Kẹn
Cây Mắc Kẹn

Phân bố, thu hái và chế biến

Mắc ken mọc hoang và được trồng tại một số tỉnh ở miền Bắc nước ta, nhiều nhất tại những vùng có núi đá vôi như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Tây, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Còn mọc ở Lào, Hoa Nam Trung Quốc. Tại Hà Nội một số phố có trồng làm cây bóng mát.

Người ta dùng quả mắc ken để ăn và ép dầu, vỏ cây dùng duốc cá.

Thành phần hóa học

Trong hạt mắc ken có 36% tinh bột, 27-30 saponin có thể dùng cho lên men. dầu và saponin.

Dầu mắc ken là một thứ dầu gồm hai phần, phần đặc ở nhiệt độ 22°C và phần lỏng. Phần đặc chiếm hơn 10% gồm tristearin chảy ở 69- 70C, khi xà phòng hóa cho axit stearic, có độ chảy 68 độ 5.

Hạt mắc ken được dùng ép dầu, dầu này có

Phần lỏng có chỉ số xà phòng 202; chỉ số Iod 67,5; chỉ số axit 51. Bã sau khi ép bỏ dầu và loại saponin có thể dùng cho lên men

Công dụng và liều dùng

Vỏ cây mắc ken được dùng để duốc cá do thành phần saponin trong đó. Bã hạt sau khi ép dầu cũng có thể thể dùng làm xà phòng cứng rất tốt.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!