Cây Hoa Phấn (Cây Bông Phấn) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

446
Cây Hoa Phấn
Cây Hoa Phấn
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hoa Phấn trang 469-470 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Cây Bông Phấn, Belle De Nuit, Là Ngot, Pea Ro Nghi (Campuchia)

Tên khoa học Mirabilis jalapa L (Jalapa congesta Moench, Nyctago hortensis Bot.) Thuộc họ Hoa giấy Nyctaginaceae

Mô tả cây

Hoa phấn là một loại cây nhỏ, cao chừng 70cm, thân mềm, chia nhiều cành, nhẫn hay hơi có lõng; có rễ phình thành củ. Lá đơn, nguyên, hình bầu dục, hơi thuôn hình mác, phía gốc lá hơi hình tim, đầu nhọn, mọc đối. Phiến lá dài 3- 9cm, cuống lá dài 1,5-3m. Hoa xếp thành 3-6 cái một ở kẽ những lá cuối cùng hay ở ngọn. Hoa to, đều, lưỡng tính, có 2 lá bắc bao quanh và hợp ở gốc như một đài hợp. Bao hoa hình cánh, màu đỏ, trắng hay vàng, hình phễu, 5 nhị, một là noãn, một noãn. Quả bế mang bao hoa tồn tại 

Cây Hoa Phấn
Cây Hoa Phấn

Phân bố, thu hái và chế biến.

Cây nguồn gốc ở Mexico (châu Mỹ) được đưa vào trồng và phát triển ở Việt Nam không rõ từ bao giờ. Thường được trồng làm cảnh vì hoa màu đẹp.

Một số nơi ở nước ta (như vũng Thanh Miện, Hưng Yên) đào lấy củ thái mỏng phơi khô dùng với tên sâm.

Rễ củ mẫm, ngoài có màu đen, trong màu trắng, khi thái mỏng, phơi khô thì trên mặt những lát thái thấy những vòng đồng tâm nổi lên. Mùi nhẹ, hơi buồn nôn, vị nhạt sau hơi gây ngứa cổ, Trong bột rễ có rất nhiều oxalat canxi hình trăm. Tại một số nước (châu Mỹ) người ta dùng rễ củ của cây này bán giả một cây với công dụng làm thuốc tẩy (củ jalap).

Thành phần hoá học

Có tác giả cho rằng trong rễ củ của cây hoa phân có chứa chất nhựa tẩy giống như nhựa tẩy trong củ cây jalap (châu Mỹ). Nhưng cây jalap này có tên khoa học Ipomea purga Hayne thuộc họ Bìm Bìm (Convolvulaceae)

Công dụng và liều dùng

Trong nước ta hầu như cây này ít được sử dụng. Trừ một số nơi như trên đã nói dùng với tên sâm, nhưng rất hiếm. Tại Campuchia vùng Batambang lá giã nát xoa bóp chữa sốt.

Trẻ con thường lấy hoa đỏ nghiền nát bôi vào má để hoá trang có má hồng, phấn trong quả rất trắng và mịn được dùng xoa mặt thay phấn.

Tại các nước khác là giã nát đắp lên vết thương, lá và rễ sắc uống chữa ngộ độc đường tiêu hoá, và làm thuốc tẩy.

Vùng Thanh Miện, Hưng Yên dùng lẫn trong đơn thuốc gồm nhiều vị với tên sảm. Ngày dùng 4 đến 6g, nhưng ở nước ngoài người ta dùng với liều 1 đến 2g rễ khô làm thuốc tẩy mạnh cho người lớn, hoặc 0,1 đến 0,4g làm thuốc nhuận tràng cho trẻ con. Cần nghiên cứu kiểm tra lại.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!